Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 278.11 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn phân tích khái niệm, đặc trưng, phân loại tranh chấp môi trường, phân biệt với xung đột môi trường và các tranh chấp khác. Nghiên cứu quá trình hình thành các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam và pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường của một số quốc gia.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt NamPháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường ởViệt NamNguyễn Thị HuệKhoa Luật, Đại Học Quốc Gia Hà NộiLuận văn ThS.Luật kinh tế; Mã Số: 60 38 50Nghd: PGS.TS. Lê Thị ChâuNăm bảo vệ: 2013Abstract: Phân tích khái niệm, đặc trưng, phân loại tranh chấp môi trường, phân biệt vớixung đột môi trường và các tranh chấp khác. Nghiên cứu quá trình hình thành các quy địnhpháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam và pháp luật giải quyết tranhchấp môi trường của một số quốc gia. Phân tích, đánh giá những bất cập, hạn chế của cácquy định pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường của Việt Nam và so sánh với các quyđịnh giải quyết tranh chấp môi trường của một số nước. Đánh giá những bất cập trong việcthực hiện các quy định pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam hiện nay.Định hướng xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật của Việt Nam về giải quyếttranh chấp môi trường. Định hướng và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện phápluật giải quyết tranh chấp môi trường.Keywords: Luật môi trường; Pháp luật Việt Nam; Tranh chấp môi trường; Luật kinh tếContents:Mở đầu1. Tính cấp thiết của đề tàiTrong những năm gần đây, Việt Nam cũng như các quốc gia khác, số lượng và mức độtranh chấp môi trường (Environmental Disputes) ngày càng tăng. Thời báo New York (New Yorktime) ra ngày thứ 4, ngày 15 tháng 11 năm 2007 đã thống kê hàng năm, Hoa Kỳ phải giải quyếthàng nghìn vụ tranh chấp môi trường; Tại Nhật Bản, theo số liệu của Hiệp hội liên kết giải quyếtcác tranh chấp môi trường từ 01 tháng 4 năm 2000 đến 31 tháng 3 năm 2001, trên toàn nước Nhậtcó 83.881 đơn thư khiếu kiện có liên quan đến tranh chấp môi trường được gửi đến các cấp chínhquyền cơ sở. Còn tại Trung Quốc, Theo Chủ tịch Hội đồng Bảo vệ môi trường (BVMT) quốc giathì trong năm 2005, Trung Quốc đã có trên 50.000 vụ tranh chấp môi trường xảy ra. Vì vậy, giảiquyết tranh chấp môi trường trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý nhànước về môi trường. Nhiều quốc gia đã thành lập các cơ quan, tổ chức có chức năng chuyên về tưvấn và giải quyết tranh chấp môi trường, như hệ thống tòa án môi trường của Trung Quốc; Hộiđồng chất lượng môi trường (Council on Environmental Quality - CEQ) của Hoa Kỳ; Viện giảiquyết các tranh chấp về môi trường (Institute fo mediate disputes on Environment), Hoa Kỳ;Trung tâm đánh giá và giải quyết tranh chấp môi trường (Center for Environment DisputesAssessment and Resolution - CEDAR), Đại học NewSouthWales, Australia hay Hiệp hội liên kếtgiải quyết tranh chấp môi trường của Nhật Bản (The Environmental Dispute CoordinationCommission) [28]...Ở Việt Nam chưa có thống kê chính thức về số vụ tranh chấp môi trường đã được giảiquyết, nhưng thực tế có thể thấy, số vụ tranh chấp môi trường đã được giải quyết ở Việt Namthấp hơn nhiều so với số vụ tranh chấp môi trường đã được giải quyết tại Nhật, Hoa Kì và TrungQuốc, nhưng điều này liệu có đồng nghĩa rằng môi trường của Việt Nam ít ô nhiễm hơn, phápluật BVMT của Việt Nam được thực thi tốt hơn, quyền được sống trong môi trường trong lànhcủa người dân Việt Nam được đảm bảo tốt hơn hay nguyên tắc người gây thiệt hại cho môitrường phải bồi thường ở Việt Nam được thực hiện tốt hơn ở Nhật Bản, Hoa Kì và Trung Quốchay không?Theo kết quả kiểm tra được công bố của Bộ Tài Nguyên và Môi trường thì hiện có đến40% các khu công nghiệp trên cả nước vi phạm pháp luật về môi trường, gây ảnh hưởng rất lớntới các yếu tố môi trường và cuộc sống của người dân xung quanh.Vụ việc Công ty Vedan xả trực tiếp nước thải chưa qua xử lý gây hủy diệt dòng sông ThịVải được phát hiện vào cuối năm 2008 đã gây chấn động dư luận về mức độ ảnh hưởng tới môitrường, tới cuộc sống người dân và xã hội. Với sự hỗ trợ từ rất nhiều chủ thể, (Hội nông dân, Hộiluật gia, cơ quan truyền thông, các siêu thị, người tiêu dùng…) vụ việc cũng đã được giải quyếttrên thực tế, người dân đã được nhận tiền bồi thường, nhưng rất nhiều vấn đề pháp lý đặt ra trongquá trình giải quyết vụ việc đến nay vẫn còn chưa được giải quyết, như chủ thể có quyền đòi bồithường cho những thiệt hại về môi trường do Vedan gây ra; Thủ tục khiếu kiện tập thể? Vai tròcủa tòa án trong giải quyết tranh chấp môi trường…Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này nhưng có lẽ nguyên nhân chínhđó chính là bởi pháp luật của Việt Nam về giải quyết tranh chấp môi trường còn nhiều vấn đềchưa hoàn thiện. Trước thực tế đó, việc nghiên cứu, đánh giá, định hướng hoàn thiện pháp luậtgiải quyết tranh chấp môi trường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc BVMT và đảm bảo sự pháttriển bền vững ở Việt NamChính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường ở ViệtNam” để làm đề tài của mình.2. Mục tiêu nghiên cứu2.1 Mục tiêu tổng quát- Luận giải cơ sở lý luận của giải quyết tranh chấp môi trường và thực tiễn giải quyếttranh chấp môi trường ở Việt Nam hiện nay.- Nghiên cứu và đánh giá một cách những điểm bất cập, hạn chế của pháp luật và thựctiễn thực hiện pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở phântích thực trạng và so sánh với pháp luật của các nước khác.- Định hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định pháp luật của ViệtNam về giải quyết tranh chấp môi trường.2.2 Mục tiêu cụ thể- Phân tích khái niệm, đặc trưng, phân loại tranh chấp môi trường, phân biệt với xung độtmôi trường và các tranh chấp khác- Nghiên cứu quá trình hình thành các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp môitrường ở Việt Nam và pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường của một số quốc gia- Phân tích, đánh giá những bất cập, hạn chế của các quy định pháp luật giải quyết tranhchấp môi trường của Việt Nam và so sánh với các quy định giải quyết tranh chấp môi trường củamột số nước.- Đánh giá những bất cập trong việc thực hiện các quy định pháp luật giải quyết tranhchấ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: