Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thủ tục phục hồi trong pháp luật phá sản ở Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 324.58 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về thủ tục phục hồi thương nhân vỡ nợ trong pháp luật phá sản. Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam hiện nay về thủ tục phục hồi đối với thương nhân vỡ nợ. Nghiên cứu so sánh pháp luật phá sản của một số quốc gia trên thế giới về thủ tục phục hồi. Đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của pháp luật phá sản ở nước ta hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thủ tục phục hồi trong pháp luật phá sản ở Việt NamThủ tục phục hồi trong pháp luật phá sản ởViệt NamNguyễn Đức ThưởngKhoa Luật. Đại học Quốc gia Hà NộiLuận văn ThS. Luật: 60 38 50Người hướng dẫn : PGS.TS. Ngô Huy CươngNăm bảo vệ: 201383 tr .Abstract. Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về thủ tục phục hồi thương nhânvỡ nợ trong pháp luật phá sản; Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam hiệnnay về thủ tục phục hồi đối với thương nhân vỡ nợ; Nghiên cứu so sánh pháp luật phásản của một số quốc gia trên thế giới về thủ tục phục hồi; Đề xuất các phương hướng,giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của pháp luật phá sản ở nước ta hiện nay..Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật kinh tế; Luật phá sảnContent.1. Tính cấp thiết của đề tàiTự do cạnh tranh và phá sản là những thuộc tính vốn có của kinh tế thị trường.Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp nào không đáp ứng được những đòi hỏinghiệt ngã của thương trường, của sức ép cạnh tranh sẽ bị đào thải. Để loại bỏ nhữngdoanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài, mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn,đồng thời phòng ngừa, khắc phục những hậu quả, rủi ro mà những doanh nghiệp nàycó thể gây ra cho nền kinh tế, mỗi quốc gia đều phải xây dựng và thực thi một cơ chếphá sản có hiệu quả. Tuy nhiên, do tính chất nhạy cảm và mức độ ảnh hưởng rộng tớinhiều đối tượng khác nhau trong đời sống kinh tế nên cơ chế phá sản luôn đòi hỏi sựcan thiệp mềm dẻo, linh hoạt của Nhà nước, phù hợp với những yêu cầu thực tiễn màhoạt động kinh doanh đặt ra. Tuyên bố phá sản một con nợ chỉ là giải pháp cuối cùngnếu việc tái cấu trúc lại con nợ không đạt được kết quả thông qua thủ tục phá sản.Trong hệ thống pháp luật về phá sản hiện đại, thủ tục phục hồi doanh nghiệp,hợp tác xã mắc nợ là một nội dung quan trọng. Sự ra đời của thủ tục phục hồi nhằmđem lại cho con nợ đang lâm vào tình trạng phá sản những điều kiện và cơ hội tiếp tụckinh doanh. Điều này không chỉ cứu vãn doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sảnthoát khỏi tình trạng bị thanh lý tài sản, phục hồi lại được hoạt động sản xuất kinhdoanh của mình mà còn có thể đảm bảo quyền lợi cho chính bản thân các chủ nợ cũngnhư duy trì trật tự, ổn định xã hội, duy trì công ăn việc làm cho người lao động trongdoanh nghiệp mắc nợ.Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế.Pháp luật phá sản Việt Nam cũng đang từng bước được hoàn thiện để phù hợp với côngcuộc hội nhập này. Lần đầu tiên được ban hành vào năm 1993, Luật phá sản doanhnghiệp cũng đã có những quy định khá chi tiết, thể hiện đầy đủ nội dung của thủ tụcphục hồi nhằm cứu vãn doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính trong hoạt động kinhdoanh lâm vào tình trạng phá sản. Sự thay thế của Luật phá sản 2004 cho Luật phá sảndoanh nghiệp năm 1993 với việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của đạo luật này đãlàm cho pháp luật phá sản ngày càng phát triển hoàn thiện hơn và thủ tục phục hồi doanhnghiệp, hợp tác xã mắc nợ tiến thêm một bước mới đã khuyến khích nhiều hơn nữa việctham gia áp dụng thủ tục này. Có thể nói sự ra đời của Luật phá sản 2004 còn nhằm mụcđích đưa đạo luật này phát triển theo chiều hướng phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xãmắc nợ. Tuy nhiên, thực tế thi hành Luật phá sản trong thời gian qua đã cho chúng tathấy nhiều điểm bất cập, nhiều quy định không phù hợp với thực tiễn, việc phục hồidoanh nghiệp đạt hiệu quả thấp.Từ những lý do kể trên, tác giả luận văn mạnh dạn lựa chọn đề tài “Thủ tụcphục hồi trong pháp luật phá sản ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn củamình với mục đích góp phần vào việc nâng cao hiệu quả của thủ tục phục hồi doanhnghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Đây là một chủ đề nghiên cứu vừa có ýnghĩa sâu sắc về mặt lý luận vừa có tính thực tiễn cao ở Việt Nam hiện nay.2. Tình hình nghiên cứu đề tàiĐã từ lâu, việc nghiên cứu về phá sản và pháp luật phá sản không còn là mộthướng nghiên cứu xa lạ ở Việt Nam. Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứucông phu về chùm chủ đề này được công bố, trong đó có những công trình tiêu biểunhư: “Giáo trình Luật Kinh tế”, “Giáo trình Luật thương mại” của Khoa Luật - Đạihọc Quốc gia Hà Nội, Đại học Luật Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học MởHà Nội, Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh,… và các sách tham khảonhư: “Pháp luật phá sản của Việt Nam 2005” của PGS.TS Dương Đăng Huệ; “Báocáo rà soát, đánh giá thực tiễn thi hành Luật phá sản năm 2004” do Bộ Tư phápxây dựng; hoặc các bài viết như: “Đi tìm triết lý của Luật phá sản” của PGS.TSPhạm Duy Nghĩa; “Luật phá sản năm 2004 với việc cải thiện môi trường kinhdoanh tại Việt Nam” của PGS.TS Dương Đăng Huệ; “Một số ý kiến về dự thảoLuật phá sản (sửa đổi)” của PGS.TS Dương Đăng Huệ - Cao Đăng Vinh…; cho tớicác khóa luận tốt nghiệp bậc cử nhân, luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ đã bảo vệthành công.Tuy nhiên, các công trình và bài viết này chỉ đề cập đến những nội dung cơbản của thủ tục p ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: