Danh mục

Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật học: Tổ chức và hoạt động của TAND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 520.15 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (19 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung chính của Luận văn gồm 3 chương được trình bày như sau: Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của TAND cấp huyện trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; Thực trạng tổ chức và hoạt động của TAND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; Giải pháp hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của TAND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật học: Tổ chức và hoạt động của TAND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ VĂN VƯƠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 60 38 01 02TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quang Vỹ Phản biện 1: GS.TS. Phạm Hồng Thái Phản biện 2: TS. Vũ Anh Tuấn Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp B204, Nhà B - Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chínhQuốc Gia Số: 201 - Đường Phan Bội Châu - Thành phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế Thời gian: vào hồi 15 giờ 20 phút ngày 23 tháng 07 năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang WebKhoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 khẳng định: “Nhà nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhândân”, “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nướctrong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” và “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử củanước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. Trong các giai đoạn lịch sử của nướcta, Tòa án đã không ngừng được xây dựng, củng cố, hoàn thiện và góp phần vào nhiệm vụ bảo vệ công lý,bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong giai đoạn hiện nay ở nước ta làyếu tố tất yếu lịch sử khách quan. Với những đặc trưng của mình để hoàn thành mục tiêu xây dựng nhà nướcpháp quyền XHCN, Đảng và Nhà nước ta phải huy động sức mạnh tập thể chung của toàn dân tộc, đặc biệtcải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là yếu tố chủ chốt trong quá trình thực hiện. Trong đócác cơ quan tư pháp thuộc nhánh quyền lực quan trọng của nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củangười dân, bảo đảm trật tự, kỷ cương xã hội. Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 02/01/2002 về “Một số nhiệm vụ trọng tâm côngtác tư pháp trong thời gian tới”, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lượccải cách tư pháp đến năm 2020”, Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/07/2010 của Bộ Chính trị, Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005của Bộ Chính trị khoá IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” xác định việc tổ chức và hoạt độngcủa Tòa án cần hoàn thiện đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và tiến trình cải cách tưpháp. Trong đó nhấn mạnh: kiện toàn tổ chức và cán bộ, nghiên cứu tăng thẩm quyền xét xử cho Tòa ánnhân dân cấp huyện theo hướng việc xét xử sơ thẩm được thực hiện chủ yếu ở Toà án cấp này. Tòa án nhândân (TAND) cấp huyện chiếm số lượng lớn nhất và có vị trí rất quan trọng trong hệ thống TAND, vì vậyviệc tổ chức và hoạt động như thế nào, hiệu quả ra sao nhằm nâng cao vị trí và thực hiện tốt vai trò củaTAND cấp huyện cũng như đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN là vấn đề được Đảng,nhà nước và nhân dân ta vô cùng quan tâm; đặc biệt trong điều kiện xây dựng: “Nhà nước Cộng hòa XHCNViệt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. Tuy nhiên, tổ chức và hoạt động của TAND nói chung và TAND cấp huyện nói riêng trong thời gianqua cũng đặt ra những vấn đề cần giải quyết có tính khoa học cả về mặt lý luận và thực tiễn. Cụ thể, về thànhlập các Tòa chuyên trách tại TAND cấp huyện; vấn đề đổi mới việc tranh tụng tại phiên tòa; về thủ tục rútgọn quy định trong tố tụng dân sự; về cải cách thủ tục hành chính tư pháp... Vì vậy, đổi mới tổ chức và hoạtđộng của TAND các cấp nói chung, của TAND cấp huyện nói riêng có ý nghĩa quan trọng nhằm đáp ứng yêucầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Đề tài luận văn cao học: “Tổ chức và hoạt động của TAND cấphuyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: