Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lưu trữ: Lưu trữ tài liệu khoa học tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam - thực trạng và giải pháp

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 249.96 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn có kết cấu gồm 2 chương. Chương 1: Khái quát về hoạt động nghiên cứu khoa học và tài liệu nghiên cứu khoa học của Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Chương 2: Thực trạng công tác lưu trữ tài liệu nghiên cứu khoa học của viện Khoa học xã hội Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lưu trữ: Lưu trữ tài liệu khoa học tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam - thực trạng và giải phápĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN=== D  C ===LÊ THỊ HẢI NAMLƯU TRỮ TÀI LIỆU KHOA HỌCTẠI VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM:THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPLUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH LƯU TRỮHÀ NỘI 2008ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN=== D  C ===LÊ THỊ HẢI NAMLƯU TRỮ TÀI LIỆU KHOA HỌCTẠI VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM:THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPChuyên ngành : Lưu trữMã số:60 32 24LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH LƯU TRỮNGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.ĐÀO XUÂN CHÚCHÀ NỘI 2008PHẦN MỞ ĐẦU1. Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu của đề tàiVới chức năng và nhiệm vụ của cơ quan nghiên cứu khoa học xã hội nhân vănhàng đầu đất nước, Viện Khoa học xã hội Việt Nam là nơi quy tụ các nhà nghiên cứuhàng đầu về khoa học xã hội, nơi sản sinh những tài liệu nghiên cứu về khoa học xãhội và nhân văn phong phú đa dạng có giá trị về nhiều mặt. Trong đó quan trọng nhất làcác báo cáo kiến nghị chứa đựng những luận cứ khoa học được đúc rút từ hoạt độngnghiên cứu của các chương trình đề tài dự án, hội nghị hội thảo khoa học cung cấp thôngtin dự báo cho Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng chủ trương đường lối chính sáchphát triển kinh tế xã hội của đất nước.Lưu trữ tài liệu khoa học tại Viện Khoa học học xã hội Việt Nam là hoạt động tổchức quản lý công tác lưu trữ và thực hiện các hoạt động nghiệp vụ lưu trữ nhằm mụcđích bảo quản an toàn, phát huy giá trị tài liệu hình thành trong hoạt động quản lý vànghiên cứu khoa học của cơ quan, phục vụ cho hoạt động quản lý, nghiên cứu khoahọc, nghiên cứu lịch sử và các nhu cầu chính đáng khác của xã hội.Để bảo vệ và phát huy giá trị của khối tài liệu này, trong suốt quá trình hìnhthành và phát triển, đặc biệt trong những năm gần đây Viện Khoa học xã hội ViệtNam đã có nhiều nỗ lực trong công tác lưu trữ, từ việc thành lập tổ chức làm công táclưu trữ đến ban hành sửa đổi và bổ sung các văn bản quản lý liên quan đến hoạt độnglưu trữ tài liệu khoa học, tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ, tạo điều kiện vềcơ sở vật chất và trang thiết bị cho hoạt động lưu trữ. Vì vậy, công tác lưu trữ tài liệukhoa học đã có những chuyển biến tích cực, hồ sơ, tài liệu phản ánh về hoạt độngnghiên cứu khoa học đã được chú trọng thu thập, bảo quản và tổ chức khai thác sửdụng có hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác lưu trữtài liệu khoa học tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam vẫn chưa đáp ứng hết các yêucầu, còn những tồn tại ảnh hưởng đến tính đầy đủ của thông tin trong từng hồ sơ lưutrữ cũng như cả hệ thống khối hồ sơ tài liệu nghiên cứu khoa học trong phông lưu trữcủa Viện Khoa học xã hội Việt Nam, ảnh hưởng đến quá trình bảo quản, khai thác vàcung cấp thông tin cho công tác quản lý và công tác nghiên cứu tại đây.Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi chọn vấn đề “Lưu trữ tài liệu khoa học tại ViệnKhoa học xã hội Việt Nam : thực trạng và giải pháp” làm đề tài luận văn thạc sĩ. Với mụcđích tìm hiểu, đánh giá thực trạng, tìm nguyên nhân, đề xuất các giải pháp khắc phục nhữngtồn tại trong công tác lưu trữ tài liệu khoa học tại đây, góp phần bảo vệ và phát huy giá trị khốitài liệu này, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả công tác lưu trữ tài liệu khoa học của ViệnKhoa học xã hội Việt Nam.2. Mục tiêu của đề tài- Mô tả, đánh giá thực trạng công tác lưu trữ tài liệu khoa học tại Viện Khoa học xãhội Việt Nam.- Đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ và phát huy giá trị của tài liệu khoa học củaViện Khoa học xã hội Việt Nam nói riêng và tài liệu nghiên cứu của các cơ quan khác nóichung.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu: công tác lưu trữ tài liệu nghiên cứu khoa học (tài liệu lưu trữvề hoạt động nghiên cứu khoa học không bao gồm các ấn phẩm- xuất bản phẩm: sách,báo, tạp chí)Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu khảo sát về việc tổ chứcquản lý công tác lưu trữ tài liệu nghiên cứu khoa học của Viện Khoa học xã hội Việt Namvà hoạt động nghiệp vụ cụ thể về lưu trữ tài liệu nghiên cứu khoa học tại lưu trữ văn phòngViện Khoa học xã hội Việt Nam.4. Nhiệm vụ của đề tài- Thu thập số liệu, khảo sát, thống kê và đánh giá thực trạng lưu trữ tài liệu khoa họctrên các mặt công tác:+ Quản lý công tác lưu trữ tài liệu nghiên cứu khoa học.+ Tổ chức thực hiện nghiệp vụ về lưu trữ tài liệu nghiên cứu khoa học.- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị cấp có thẩm quyền nhằm nâng cao chất lượng vàhiệu quả công tác lưu trữ tài liệu nghiên cứu khoa học tại Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.5. Các phương pháp nghiên cứu- Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa MácLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời chúng tôi cũng sử dụng phương pháp nghiêncứu khác như: Phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và môtả, điều tra khảo sát để tổng hợp, xử lý các tư liệu đã thu thập được, phương pháp tổng hợpvà khái quát hoá.Để tiến hành nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp cụ thểsau đây:- Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin về chủ nghĩa duy vật biện chứng vàchủ nghĩa duy vật lịch sử để làm rõ mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn công tác lưu trữở Viện Khoa học Xã hội Việt Nam;- Phương pháp luận của lưu trữ: Vận dụng nguyên tắc tính đảng, nguyên tắc lịchsử, nguyên tắc toàn diện tổng hợp khi xem xét thành phần, nội dung tài liệu; cơ sở lý luậncủa việc xác định giá trị tài liệu, thu thập, bổ sung, chỉnh lý tài liệu, xây dựng công cụ tracứu và đề xuất những giải pháp đối với công tác lưu trữ ;- Phương pháp hệ thống: Phương pháp hệ thống đã được vận dụng vào việc tìmhiểu quá trình hình thành và phát triển của Viện Khoa học xã hội Việt Nam qua từng thờikỳ lịch sử. Các tài liệu được phân tích theo hệ thống mà chúng đã xuất hiện và tồn tại.Chúng được sắp xếp theo hệ thống trên cơ sở ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: