Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả huy động vốn từ các doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Dak Lak

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 245.73 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận văn được xác định bao gồm: Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận về huy động vốn và hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Phân tích và đánh giá thực trạng về hiệu quả huy động vốn từ đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Dak Lak. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả huy động vốn từ các doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Dak Lak i PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Nhận thức được vai trò của nguồn vốn cũng như ý nghĩa quan trọng của việc nâng cao hiệu quả huy động vốn, cùng với xu hướng thị trường hóa, mở cửa hội nhập của nền kinh tế, xu hướng đổi mới và phát triển của Hệ thống Ngân hàng và thị trường Tài chính nước ta, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã và đang hết sức cố gắng nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn để có thể chủ động đảm bảo nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng và khả năng tự chủ trong quá trình hoạt động kinh doanh của bản thân các ngân hàng. Không nằm ngoài xu thế chung đó, trong giai đoạn vừa qua Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Dak Lak (VIB Dak Lak) đã đạt được những thành công nhất định trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn. Quy mô nguồn vốn đã không ngừng gia tăng, trong khi cơ cấu nguồn vốn cũng đã được cải thiện theo hướng tích cực. Song nếu xem xét một cách cụ thể hơn có thể thấy rằng, hiệu quả huy động vốn của Chi nhánh ngân hàng này vẫn còn những hạn chế nhất định cần phải được khắc phục nhằm phát huy tối đa những tiềm năng thế mạnh sẵn có của địa bàn hoạt động kinh doanh cũng như năng lực kinh doanh của Chi nhánh. Trong những điều kiện khó khăn về nguồn vốn, tác động tiêu cực từ những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu đến nền kinh tế, xã hội nước ta hiện nay, nâng cao hiệu quả huy động vốn đối với các ngân hàng thương mại thực sự là vấn đề cấp thiết, cần phải được ưu tiên củng cố và tăng cường. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu: “Nâng cao hiệu quả huy động vốn từ các doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Dak Lak” đã được chọn để nghiên cứu nhằm góp phần giải quyết những đòi hỏi cấp bách trên cả giác độ lý luận và thực tiễn hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam nói riêng và hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn được xác định bao gồm: ii (1) Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận về huy động vốn và hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại trong điều kiện nền kinh tế thị trường. (2) Phân tích và đánh giá thực trạng về hiệu quả huy động vốn từ đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam Chi nhánh Dak Lak (3) Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn từ các doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Dak Lak 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (1) Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại; Quan điểm về hiệu quả huy động vốn và hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại; các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại; Thực trạng về hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam – Chi nhánh Dak Lak 2008-2010; Các biện pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn đã được áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam – Chi nhánh Dak Lak 2008-2010; Các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn từ các doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại. (2) Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn là hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam – Chi nhánh Dak Lak với hệ thống số liệu và tài liệu được thu thập và xử lý trong giai đoạn 2008-2010. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được nội dung và mục đích nghiên cứu được đề cập trên đây, các phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng trong luận văn bao gồm: Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp thông kê, mô phỏng và lượng hoá, phương pháp chuyên gia, v.v… Kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa học, một số mô hình phân tích iii hoạt động của các ngân hàng thương mại như mô hình SWOT, CAMELS, v.v…, được chọn lọc và sử dụng trong quá trình đánh giá hiệu quả huy động vốn cũng như nghiên cứu và đề xuất các giải pháp, kiến nghị và kết luận. 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục các thuật ngữ viết tắt, danh mục các tài liệu tham khảo, và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng hiệu quả huy động vốn từ các doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Dak Lak Chương 3: Giải pháp Nâng cao hiệu quả huy động vốn từ các doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Dak Lak iv Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt hoạt động và kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và tín dụng. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại bao gồm: Hoạt động nguồn vốn, Hoạt động sử dụng vốn và Hoạt động trung gian tài chính 1.2 Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại Nguồn vốn của NHTM, theo đa số các nhà khoa học nhất trí rằng: Nguồn vốn của NHTM là tổng giá trị tiền tệ của vốn chủ sở hữu NHTM và vốn tạo lập hoặc huy động được dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Nguồn vốn của NHTM có thể được phân chia thành hai bộ phận cơ bản: (1) Nguồn vốn do chủ sở hữu đóng góp, gọi là nguồn vốn chủ sở hữu; (2) Nguồn vốn tạo lập hoặc huy động từ các chủ thể khác của nền kinh tế. Nguồn vốn huy động của NHTM có thể phân chia thành ba bộ phận cơ bản: (1) Nguồn vốn tiền gửi của khách hàng, bao gồm tiền gủi của các doanh nghiệp, các tổ chức nhà nước, xã hội và cá nhân trong nền kinh tế; (2) Nguồn vốn đi vay từ NHTW và các NHTM khác cũng như vay bằng cách phát hành các công cụ nợ trên thị trường tài chính; ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: