Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phát triển thị trường công cụ ngoại hối phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 833.86 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Phát triển thị trường công cụ ngoại hối phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam" là làm rõ cơ sở lý luận về sự phát triển thị trường công cụ ngoại hối phái sinh; Phân tích thực trạng, chỉ ra những điểm đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của thị trường công cụ ngoại hối phái sinh tại các NHTM Việt Nam; Đề xuất những giải pháp và một số kiến nghị nhằm phát triển thị trường công cụ ngoại hối phái sinh tại các NHTM Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phát triển thị trường công cụ ngoại hối phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, quản trị rủi ro tỷ giá là vấn đề được nhiều doanhnghiệp, ngân hàng và nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Nguyên nhân là do những ngoại tệmạnh như USD, EUR, GBP có nhiều biến động về giá trị, dẫn đến nhiều rủi ro và tổn thấtkhó lường về chi phí cho các đối tượng tham gia thị trường tài chính. Trong tình cảnhnày, các công cụ phái sinh (CCPS) tiền tệ phát huy được vai trò hữu ích của mình trongviệc giúp các chủ thể kinh tế phòng vệ hiệu quả trước những rủi ro thua lỗ có thể xảy ratrong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Với vai trò quan trọng như vậy, các công cụ tàichính phức tạp này không chỉ phổ biến tại những nước phát triển như Hoa Kỳ, Anh, NhậtBản mà hiện nay nó còn được sử dụng thường xuyên tại những quốc gia đang phát triểnnhư Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó khi các hoạt động ngoại hối phái sinhtrở thành các công cụ hữu ích giúp ngân hàng và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu(XNK) phòng ngừa rủi ro hiệu quả. Mặc dù, từ cuối những năm 90, thị trường các côngcụ ngoại hối phái sinh tại Việt Nam đã xuất hiện tuy nhiên đến nay vẫn chưa phát triểnhết tiềm năng và mới phổ biến ở một số Ngân hàng thương mại (NHTM) lớn, trong khibiến động tỷ giá ngày càng tăng cao và khó lường. Đặc biệt, theo chủ trương của Nhànước, các NHTM còn đóng vai trò tiên phong trong kế hoạch phát triển thị trường pháisinh của Việt Nam. Chính vì vậy, đề tài “Phát triển thị trường công cụ ngoái hối phái sinh tại các ngânhàng thương mại Việt Nam” được tác giả chọn nhằm làm rõ thực trạng hoạt động của thịtrường các công cụ ngoại hối phái sinh của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn pháttriển kinh tế hiện nay. Thông qua việc đánh giá hiện trạng, tác giả đưa ra các giải pháp,kiến nghị nhằm mục đích hoàn thiện các sản phẩm ngoại hối phái sinh của Việt Namtrong tương lai.2. Mục tiêu nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận về sự phát triển thị trường công cụ ngoại hối phái sinh; - Phân tích thực trạng, chỉ ra những điểm đạt được, những hạn chế và nguyên nhâncủa thị trường công cụ ngoại hối phái sinh tại các NHTM Việt Nam; - Đề xuất những giải pháp và một số kiến nghị nhằm phát triển thị trường công cụngoại hối phái sinh tại các NHTM Việt Nam.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thị trường các CCPS tại các NHTM Việt Nam,gồm 4 loại hợp đồng chính: hợp đồng giao dịch kỳ hạn, hợp đồng giao dịch hoán đổi, hợpđồng giao dịch quyền chọn và hợp đồng giao dịch tương lai. Nghiên cứu đứng trên gócđộ là NHTM với tư cách ngành kinh doanh. Phạm vi không gian nghiên cứu: sự phát triển của thị trường các công cụ ngoại hốiphái sinh tại các NHTM Việt Nam. Phạm vi thời gian nghiên cứu: giai đoạn từ năm 2005 – 2016. Đây là giai đoạnhoạt động kinh doanh ngoại hối và các sản phẩm phái sinh của các NHTM Việt Nam bắtđầu phát triển mạnh mẽ.4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu cơ bản: Tiếp cận định tính chủ yếutrên các báo cáo và nghiên cứu thứ cấp; Tiếp cận định lượng thông qua một khảo sát vềtriển vọng phát triển thị trường các công cụ ngoại hối phái sinh tại các NHTM Việt Nam. Nguồn số liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ các dữ liệu được trình bày trongbáo cáo tài chính của các NHTM, các dữ liệu thống kê từ những nguồn chính thống, tincậy. Ngoài ra, nguồn số liệu sơ cấp tác giả thực hiện thu thập thông tin bằng cách tiếnhành khảo sát đối với các cán bộ tại 28 NHTM Việt Nam. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống, đặc biệt là phươngpháp phân tích, phương pháp thống kê, so sánh và tổng hợp.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt khoa học, luận văn đã khái quát một cách tổng quan về các công cụ ngoạihối phái sinh và sự phát triển công cụ ngoại hối phái sinh tại các NHTM Việt Nam. Bêncạnh đó, đưa ra bộ chỉ tiêu đánh giá sự phát triển thị trường công cụ ngoại hối phái sinhtại NHTM Việt Nam. Về mặt thực tiễn, luận văn đã đánh giá được thực trạng phát triển thị trường công cụngoại hối phái sinh tại các NHTM Việt Nam trong thời gian qua. Từ đó, đưa ra giải phápnhằm phát triển thị trường ngoại hối phái sinh tại các NHTM Việt Nam thời gian tới.6. Kết cấu luận văn Về kết cấu, bên cạnh Lời mở đầu, Kết luận, Mục lục, Tài liệu tham khảo, các biểumẫu, phụ lục, đề tài bao gồm 3 Chương. CHƢƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƢỜNG CÔNG CỤ NGOẠI HỐI PHÁI SINH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI1.1. Tổng quan về thị trường ngoại hối Thị trường ngoại hối (TTNH) chủ yếu được xem là nơi giao dịch ngoại tệ giữa cácNHTM vì hoạt động mua bán tiền tệ giữa các ngân hàng chiếm đến 85% tổng doanh sốgiao dịch. TTNH có các đặc điểm sau: TTNH là thị trường không gian; Thị trường mang tín ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: