Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ cho công chức cấp xã, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 687.49 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng về bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ cho công chức cấp xã các năm qua và đề xuất phương hướng, giải pháp để nâng cao chất lượng bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ cho công chức cấp xã thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ cho công chức cấp xã, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng TrịBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………./………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THỊ OANHBỒI DƯỠNG NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤCHO CÔNG CHỨC CẤP XÃ, HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2019Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHÙNG ĐÌNH MẪN Phản biện 1:..................................................................... Phản biện 2:...................................................................... Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Phânviện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP Huế. Địa điểm: Phòng………., Nhà B - Hội trường bảo vệ luậnvăn thạc sĩ, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP Huế. Số 201 - Đường Phan Bội Châu - Phường Trường An - TP Huế Thời gian: Ngày tháng năm 2019. Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Phân viện Học việnHành chính Quốc gia tại TP Huế hoặc trên trang Web Khoa Sau đạihọc, Học viện Hành chính Quốc gia. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Cấp xã là một cấp trong hệ thống chính quyền các cấp ở nướcta; là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị ở cơ sở.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cấp xã là cấp gần gũi với dân nhất,là nền tảng của hành chính; cấp xã làm được thì mọi việc đều xongxuôi” .[20, tr. 371-372]. Ngày 25/01/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết địnhsố 163/QĐ-TTg về “phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức, viên chức giai đoạn 2016 – 2025”. Trong đó yêu cầuphải “Bảo đảm nâng cao năng lực, kỹ năng thực thi công vụ đượcgiao; ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp”[37, tr.1]. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7, khóa XII của Đảng ngày19/5/2018 đã khẳng định “ Công tác đào tạo, bồi dưỡng và cập nhậtkiến thức mới được quan tâm, từng bước gắn với chức danh, với quyhoạch và sử dụng cán bộ” [2, tr.3]. Công chức cấp xã có vai trò rất quan trọng trong bộ máy hànhchính cấp xã. Vì vậy, để đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thốngchính trị ở cơ sở thì phải chú ý đến bồi dưỡng năng lực thực thi côngvụ cho công chức cấp xã. Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển chung của côngchức cấp xã trong cả nước, công chức cấp xã huyện Gio Linh, tỉnhQuảng Trị được quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,nghiệp vụ, lý luận chính trị và quản lý nhà nước, góp phần nâng caonhận thức, phương pháp công tác cho công chức trong quá trình thựchiện nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, hiện nay, công tác bồi dưỡngnăng lực thực thi công vụ cho công chức cấp xã mới chỉ tập trungvào việc nâng cao trình độ, chưa có tính chuyên sâu, còn dàn trải,chưa tổ chức các lớp bồi dưỡng riêng phù hợp với từng chức danhcông chức dẫn đến thiếu cơ sở thực tiễn để đổi mới chương trình, nội 1dung bồi dưỡng. Đội ngũ công chức hành chính nhà nước nói chung,đội ngũ công chức cấp xã nói riêng nhìn chung còn yếu kém, bất cậpnhiều mặt. Năng lực quản lý điều hành chưa ngang tầm với nhiệm vụphát triển kinh tế - xã hội, năng lực thực thi nhiệm vụ chuyên mônthấp, chưa có tính chuyên nghiệp, còn thụ động, thiếu tinh thần tráchnhiệm, gây trở ngại cho việc cải cách hành chính nhà nước. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7, khóa XII của Đảng cũngđã nhấn mạnh: “Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chậm đổi mới,chưa kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn, chưa gắn với quyhoạch và theo chức danh”[2, tr.5]. Vì vậy, để công chức cấp xã trở thành chuyên nghiệp, đòi hỏiphải có phẩm chất, năng lực, có trình độ chuyên môn sâu về quản lýnhà nước, nghiệp vụ theo chức trách được giao, thành thạo côngviệc, nắm vững lý thuyết quản lý hành chính, có kỹ năng thực hànhgiỏi thì cần phải đồng thời triển khai nhiều nhiệm vụ, trong đó đòihỏi phải bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ cho công chức cấp xã,Vì thế, tôi chọn đề tài: “Bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ chocông chức cấp xã, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị” làm luận vănThạc sĩ chuyên ngành Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung vàchất lượng bồi dưỡng năng lực thực thi công vụ cho công chức nóiriêng đã được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nướcnghiên cứu, tổng kết, đánh giá; các nhà khoa học; một số luận văn tốtnghiệp Cao học chuyên ngành Quản lý công và nhiều bài viết củacác tác giả quan tâm đến lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức nghiên cứu, trao đổi. Trong các công trình khoa học, một số Luận văn tốt nghiệpThạc sỹ và bài viết liên quan để tham khảo, đáng chú ý các côngtrình sau: 2 * Bộ Nội vụ - Viện Nghiên cứu & Phát triển tổ chức, Hội thảokhoa học với chủ đề “Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức trong điều kiện hội nhập quốc tế”, Đà Nẵng ngày 12/6/2017. * Ngô Thành Can: Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhânlực trong khu vực công, NXB Lao động, Hà Nội, 2014. * Nguyễn Minh Sản: Pháp luật về cán bộ, công chức chínhquyền cấp xã ở Việt Nam hiện nay- Những vấn đề lý luận và thựctiễn. NXB.Chính trị - hành chính, Hà Nội, 2009. * Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị (2003): Một số chính sáchvề đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng cán bộ, Đề án số 29A/Đ.A– UB, ngày 08/01/2003 - Ban hành kèm theo Nghị quyết số 07 -NQ/TU ngày 4/11/2002. Ngoài ra, có thể nêu lên một số luận vănthạc sĩ: * Nguyễn Thị Khởi (2014): Đào tạo, bồi dưỡng công chứccấp xã, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, Luận văn Thạc sĩ Quản lýHành chính ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: