Danh mục

Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban Nhân dân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 506.23 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn góp phần hệ thống hóa các quan điểm, đánh giá quá trình thực hiện cải cách TTHC theo cơ chế một cửa liên thông nói chung. Là tài liệu tham khảo mang tính hệ thống về thực hiện cải cách TTHC theo cơ chế một cửa liên thông. Chỉ ra những ưu điểm, thành tựu cũng như bất cập, hạn chế của quá trình cải cách TTHC qua kinh nghiệm thực tiễn tại UBND huyện Lệ Thủy. Đề xuất những giải pháp có tính khả thi trong cải cách TTHC theo cơ chế một cửa liên thông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban Nhân dân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng BìnhBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ........../.......... ........../......... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM XUÂN CƯỜNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG MAIPhản biện1:…………………………………………………………Phản biện 2:…………………………………………………..…… Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ,Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp........., Nhà..........- Hội trường bảo vệ luậnvăn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số:......-Đường........................-Quận..................-TP.................. Thời gian: vào hồi...........giờ.........tháng..........năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài luận văn Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã có những chủtrương và giải pháp thể hiện sự quyết tâm rất lớn trong thực hiện cảicách hành chính mà đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính liên quanđến tổ chức và công dân. Cùng với yêu cầu phát triển và hội nhập, cải cách thủ tụchành chính ở nước ta đã và đang có những chuyển biến hết sức tíchcực. Điều này được thể hiện qua những quyết sách vô cùng đúng đắncủa Đảng và Nhà nước ta. Đó là Quyết định số 93/2007/QĐ-TTgngày 22/6/2007 về Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa”,cơ chế “một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địaphương. Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 8/6/2010 của Chính phủvề việc kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 15/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều củacác Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính. Nghịquyết số 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 của Chính phủ về Ban hànhchương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa,một cửa liên thông phù hợp với tiến trình cải cách hành chính, trêncơ sở kế thừa những quy định của Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg,một số nội dung đã được sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh với mục tiêunâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, tạo điều kiệnthuận lợi tối đa cho nhân dân. Ngày 25/3/2015 Thủ tướng Chính phủ 1ban hành Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg về Ban hành Quy chế thựchiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” tại cơ quanhành chính nhà nước tại địa phương, thay thế Quyết định số93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính Phủ và cóhiệu lực thi hành kể từ ngày 15/5/2015. Việc thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” là giải pháp đểđổi mới về phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước ởđịa phương các cấp, nhằm tạo chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữacơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức và công dân. Thực hiệnchủ trương của Đảng, Nhà nước và sự đòi hỏi của quá trình phát triểnkinh tế - xã hội tại địa phương, tỉnh Quảng Bình nói chung và Ủy banNhân dân (UBND) huyện Lệ Thủy nói riêng đã ban hành hàng nhiềuVăn bản để chỉ đạo thực hiện, đó là: Quyết định số 3580/QĐ-UBNDngày 23/12/2010 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc Phê duyệt Đềán thực hiện cơ chế một cửa liên thông tại Uỷ ban nhân dân huyện LệThủy, tỉnh Quảng Bình; Quyết định số 01/2012/QĐ-UBND ngày16/4/2012 của UBND huyện về việc Ban hành Quy chế tổ chức vàhoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửaliên thông tại Văn phòng HĐND&UBND huyện Lệ Thủy, tỉnhQuảng Bình.... Thông qua quá trình chỉ đạo thực hiện cải cách thủ tục hànhchính theo cơ chế “một cửa liên thông” của các cấp lãnh đạo, UBNDhuyện Lệ Thủy đã nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, giảm bớtthời gian, công sức của người dân khi đến giải quyết các loại hồ sơ,thủ tục hành chính. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện do những hạn 2chế về cơ sở vật chất, về trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, côngchức, viên chức tại Bộ phận “một cửa liên thông” và tính độc lậptrong giải quyết công việc khiến hiệu quả vẫn chưa đạt kết quả nhưmong muốn. Đối với cơ chế liên thông, có thể thấy sự “liên thông”trong xử lý các công việc cho tổ chức, cá nhân còn thấp do việc triểnkhai công nghệ thông tin (CNTT) còn hạn chế, nên mặc dù liên thôngnhưng các tổ chức, cá nhân vẫn phải đến nhiều nơi để giải quyết cácthủ tục hành chính (TTHC). Thực hiện liên thông giữa các cấp hànhchính còn khó khăn, liên thông giữa các UBND cấp xã và UBNDhuyện chưa có sự liên kết và chưa đồng bộ. Do đó, việc cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửaliên thông” tại UBND huyện Lệ Thủy nhằm nâng cao nhận thức vàđưa ra giải pháp tiếp tục thực hiện cơ chế này tốt hơn là việc làm có ýnghĩa, góp phần làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn về cơ chế một cửaliên thông tại UBND cấp huyện. Với lý do trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Cải cách thủtục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban Nhândân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” làm đề tài luận văn thạc sỹQuản lý công.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Vấn đề cải cách hành chính (CCHC) nhà nước nói chung vàcải cách TTHC theo cơ chế mộ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: