Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Cơ chế phối hợp của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong tham gia quản lý nhà nước

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 467.39 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu cơ chế phối hợp của Trung ương Hội LHPN Việt Nam trong tham gia quản lý nhà nước, luận văn hướng đến làm rõ thực trạng thực hiện cơ chế phối hợp của Trung ương Hội LHPN Việt Nam trong tham gia quản lý nhà nước; đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, bất cập và nguyên nhân từ đó làm cơ sở đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm phát huy hiệu quả cơ chế phối hợp của Trung ương Hội LHPN Việt Nam trong tham gia quản lý nhà nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Cơ chế phối hợp của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong tham gia quản lý nhà nước BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ................./................ ...../..... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐINH THỊ ÁNH ĐÀO CƠ CHẾ PHỐI HỢP CỦA TRUNG ƯƠNGHỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG THAM GIA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2023Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ KHUYÊN Phản biện 1: TS. Lê Thị Vân Anh Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Ngọc ĐàoLuận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học việnHành chính quốc gia.Địa điểm: Phòng họp 5A, Nhà G, Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ,Học viện Hành chính quốc gia.Số: 77 - đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Hà Nội.Thời gian: vào hồi 14 giờ ngày 01 tháng 02 năm 2024Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặctrên trang Web Ban QLĐT Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngay từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời cho đếnnay, Đảng ta luôn nhất quán tư tưởng xây dựng một Nhà nước dân chủ, củanhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; một Nhà nước được quản lý xã hộibằng pháp luật, thượng tôn pháp luật và tất cả quyền lực Nhà nước thuộcvề nhân dân. Tư tưởng ấy đã, đang được Đảng ta phát triển và ngày cànghoàn thiện. Khái niệm “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân,do dân, vì dân” xuất hiện lần trong văn kiện Hội nghị đại biểu giữa nhiệmkỳ khóa VII của Đảng và được cụ thể hóa trong Hiến pháp 2013. Đây là cơsở pháp lý quan trọng để Đảng hiện thực hóa tư tưởng xây dựng nhà nướcpháp quyền ở Việt Nam. Nhà nước có nhiệm vụ thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối, quan điểmcủa Đảng thành Hiến pháp, pháp luật và thực hiện quyền quản lý đất nước;thực thi quyền lực theo nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc vềnhân dân. Trong mối quan hệ với Nhà nước, Hội được tạo điều kiện tham giaquản lý nhà nước bằng quy định “Chính phủ có nhiệm vụ phối hợp vớiTrung ương Hội LHPN Việt Nam trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyềnhạn của mình” (khoản 8 Điều 96, Hiến pháp). Nghị định 56/2012/NĐ-CPngày 12/7/2012 quy định trách nhiệm của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dâncác cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội LHPN Việt Nam tham giaquản lý nhà nước, Nghị định quy định rõ các Bộ, ngành “Mời Hội LHPNViệt Nam tham gia xây dựng cơ chế, chính sách, các văn bản quy phạmpháp luật, các chương trình, đề án, dự án liên quan đến quyền, lợi ích củaphụ nữ, trẻ em” và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp “Mời HộiLHPN cùng cấp tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách,chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trật tự an toàn xã hộiliên quan đến quyền, lợi ích của phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới theoquy định của pháp luật”. Những năm qua, bên cạnh việc thực hiện tốt các chức năng, nhiệmvụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao, các cấp Hội đã, đang thamgia ngày càng sâu hơn, thực chất hơn và đạt được nhiều kết quả đáng 2được ghi nhận trong hoạt động tham gia quản lý nhà nước, giám sát,phản biện xã hội, tham gia góp ý vào hoạt động xây dựng các dự ánLuật, các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, chương trình, đềán, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội… Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc tham gia quản lýnhà nước của các cấp Hội nói chung, của Trung ương Hội LHPN ViệtNam nói riêng còn bộc lộ những hạn chế, khó khăn, như: quy định đểcác cấp Hội tham gia hoạt động quản lý nhà nước còn chung chung,thiếu cơ chế cụ thể đánh giá trách nhiệm trong phối hợp tổ chức hoạtđộng, kết quả thực hiện của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cùng cấp theoquy định trong Nghị định 56; chưa thể hiện rõ cơ chế giám sát việc thựchiện các kiến nghị của Hội LHPN Việt Nam sau hoạt động giám sát,phản biện xã hội theo quy định, chức năng, nhiệm vụ. Mặt khác, hoạtđộng quản lý nhà nước là lĩnh vực rộng, đòi hỏi chuyên môn sâu, trongkhi đó một số cán bộ, hội viên, phụ nữ chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắcvề quyền, trách nhiệm, vai trò, lợi ích mang lại trong quá trình tham giaquản lý nhà nước dẫn đến tình trạng e ngại, né trách, sợ va chạm tronghoạt động tham gia quản lý nhà nước, giám sát, phản biện xã hội. Điềunày dẫn đến hoạt động tham gia quản lý nhà nước, hoạt động giám sát,phản biện xã hội của các cấp Hội còn mang tính hình thức, chưa thựcchất, hiệu quả chưa thật sự cao... Những hạn chế trên đã ảnh hưởngkhông nhỏ tới hoạt động của các cấp Hội, ảnh hưởng tới vai trò, vị thếcủa tổ chức Hộ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: