Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Đánh giá công chức thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 497.13 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng công tác đánh giá công chức thuộc diện BTVHU Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình quản lý. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính của tỉnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Đánh giá công chức thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ...…/...… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐINH HOÀNG LONG ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC THUỘC DIỆN BAN THƢỜNG VỤ HUYỆN ỦY QUẢN LÝ TẠI HUYỆN MINH HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI HUY KHIÊN Phản biện 1: ................................................. Phản biện 2: ................................................ Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận vănthạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp ...…., Nhà...... - Hội trường bảovệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số:… - Đường………………… - TP…………… Thời gian: vào hồi … giờ … tháng …năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hànhchính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hànhchính Quốc gia MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đánh giá công chức là một khâu quan trọng, căn bản trongquá trình quản lý và sử dụng công chức, được tiến hành thườngxuyên hàng năm hoặc trước khi đề bạt, bổ nhiệm, thuyên chuyển,luân chuyển công tác đối với công chức. Bên cạnh đó, công chức thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy(BTVHU) quản lý là những công chức lãnh đạo, quản lý ‎ của các cơquan Đảng, Mặt trận, đoàn thể; Văn phòng Hội đồng nhân dân& Ủyban nhân dân (HĐND&UBND), các phòng, ban chuyên môn, đơn vịsự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) huyện nên công chứcthuộc diện BTVHU quản lý có vai trò, đặc điểm khác so với đội ngũcông chức nói chung. Vì vậy, công tác đánh giá phải có nguyên tắc,quy trình, quy chế chặt chẽ, thống nhất trong toàn Đảng, ở mọi cấp,mọi ngành, bảo đảm cho công tác đánh giá công chức thuộc diệnBTVHU quản lý đạt độ chính xác cao. Thực tế hiện nay, trong đánhgiá công chức thuộc diện BTVHU quản lý vẫn dựa trên những quyđịnh mang tính áp dụng tương tự pháp luật là chủ yếu mà chưa tínhđến các đặc thù dẫn đến quá trình triển khai có sự lúng túng, ảnhhưởng không nhỏ đến kết quả đánh giá, công tác đánh giá chưa trởthành một biện pháp phát huy tính tích cực và tạo động lực phấn đấucho công chức nói chung và công thức thuộc diện BTVHU quản lýnói riêng. Xuất phát từ tầm quan trọng của khâu đánh giá công chức nóichung, công chức thuộc diện BTVHU quản lý nói riêng và thực trạngcông tác đánh giá công chức thuộc diện BTVHU huyện Minh Hóaquản lý, học viên đã chọn đề tài “Đánh giá công chức thuộc diện BanThường vụ Huyện ủy quản lý tại huyện Minh Hóa, tỉnh QuảngBình” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lýcông. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Đến nay đã có một số công trình nghiên cứu ở những cấp độkhác nhau được công bố thể hiện qua sách chuyên khảo, luận văn, bàibáo. Dưới góc độ khoa học, các công trình hết sức có giá trị đốivới những người đã và đang nghiên cứu về công tác đánh giá cán bộ,công chức. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiêncứu chuyên biệt về đánh giá công chức thuộc diện BTVHU quản lý.Vì vậy, luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên thực hiện đề tàinày trong phạm vi ở một địa phương. Các công trình nghiên cứu nêu 1trên là nguồn tài liệu quý giá để học viên tham khảo trong việc thựchiện đề tài này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tácnày trên địa bàn huyện trong những năm tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về công chức, công chứcthuộc diện BTVHU quản lý; đánh giá công chức nói chung và đánh giácông chức thuộc diện BTVHU quản lý nói riêng. - Tìm hiểu kinh nghiệm đánh giá công chức thuộc diệnBTVHU quản lý ở các địa phương để áp dụng trong đánh giá côngchức thuộc diện BTVHU Minh Hóa quản lý. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác đánh giá côngchức thuộc diện BTVHU Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình quản lý. - Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác đánhgiá công chức thuộc diện BTVHU quản lý tại huyện Minh Hóa, tỉnhQuảng Bình đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính của tỉnh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động đánh giácông chức thuộc diện BTVHU quản lý tại huyện Minh Hóa. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: nghiên cứu công tác đánh giá công chứcthuộc diện BTVHU quản lý tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình . - Về thời gian: năm 2015 đến 2017. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Tác giả nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luậncủa chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ ChíMinh và những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước về công chức và đánh giá cán bộ, công chức trong quá trình xâydựng nhà nước pháp quyền chủ nghĩa xã hội và cải cách hành chínhnhà nước. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Tác giả luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu; - Phương pháp phân tích - tổng hợp; - Phương pháp thống kê; - Phương pháp điều tra xã hội học 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 2 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn hệ thống hoá những vấn đề lý luận về đánh giácông chức nói chung và công chứ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: