Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 644.88 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận về đánh giá công chức và thực tiễn về đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Nam, luận văn đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng NamBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA CAO THANH HẢI ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS ĐẶNG KHẮC ÁNH Phản biện 1: ....................................................................... Phản biện 2: ...................................................................... Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Họcviện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luậnvăn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 203- Đường Phan Bội Châu - Tp Huế - tỉnh Thừa ThiênHuế Thời gian: vào hồi …… giờ...…ngày....….tháng……năm 2018 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức luôn đượcĐảng và Nhà nước quan tâm và được xác định là nhiệm vụ trọng tâmcủa công tác cán bộ; trong đó, đánh giá công chức là khâu quan trọngtrong quá trình quản lý công chức. Kết quả đánh giá công chức là cơsở quan trọng để cơ quan và người có thẩm quyền quản lý, sử dụngcông chức thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, nângngạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng,kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với công chức. Các quy định về đánh giá công chức thời gian qua đã có nhữngcải tiến quan trọng đặc biệt là trong Luật Cán bộ, công chức năm 2008và Nghị định 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánhgiá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức. Việc ban hành Nghị địnhđã tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan, tổ chức thực hiện công tác đánhgiá, phân loại công chức theo quy trình, thủ tục chặt chẽ với các tiêuchí và mức đánh giá, phân loại tương đối cụ thể, chi tiết; các bướcđánh giá và các cấp độ đánh giá được chia thành các mức độ khácnhau như bản thân tự đánh giá, đánh giá của tập thể nơi công tác, cơquan, tổ chức theo dõi công chức, cấp ủy nơi công tác và nơi cư trú.Việc đánh giá công chức được tổ chức đa chiều và bằng nhiều hìnhthức đã góp phần nâng cao chất lượng đánh giá, phân loại công chứcđảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, chính xác, khách quan, là cơsở để cơ quan có thẩm quyền thực hiện chính sách về công chức. 1 Mặc dù có nhiều đổi mới về nội dung, phương pháp đánh giátheo vị trí việc làm nhưng công tác đánh giá công chức vẫn còn nhiềukhó khăn, bất cập; đánh giá công chức vẫn là khâu yếu, chưa phảnánh đúng thực chất, chưa gắn với kết quả, sản phẩm cụ thể, không íttrường hợp còn cảm tính, nể nang, dễ dãi hoặc định kiến. Chưa xâydựng được tiêu chí đánh giá cụ thể, chưa có kế hoạch chi tiết để theodõi tiến độ giải quyết công việc được giao của công chức dẫn tớinhững vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, phản ánhkhông đúng thực trạng mức độ hoàn thành công việc của công chức.Các tiêu chí còn chung chung, áp dụng cho nhiều đối tượng, nhiềunhóm công chức, chưa cụ thể hoá cho từng loại hoạt động công vụ.Khi đánh giá khó phân định được các ranh giới mức độ hoàn thànhnhiệm vụ của công chức, đặc biệt là rất khó để xác định mức độ“hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực”. Công tácđánh giá còn mang tính nội bộ, khép kín, thiếu sự đánh giá độc lập,không có nhân sự hay tổ chức đánh giá chuyên trách trong khi chúngta đang xây dựng một nền “công vụ mở”. Hơn nữa, các kết quả đánhgiá, phân loại của mỗi công chức trong từng cơ quan, đơn vị lại có sựliên quan phái sinh đến trách nhiệm của người đứng đầu, phản ánhđến mức độ hoàn thành nhiệm vụ, thành tích của bộ máy lãnh đạocũng như tập thể tổ chức, cơ quan, đơn vị nói riêng và toàn ngành,lĩnh vực, địa phương nói chung. Do vậy, quan điểm khi đánh giá vẫnmang tính duy tình, “dĩ hòa vi quý” giữ vai trò chủ đạo. Đa số côngchức đều tự cho mình mức điểm cao. Các tiêu chí còn định tính, cảmtính dẫn đến sự bất bình đẳng, chưa đảm bảo công bằng cho mỗi 2công chức. Chưa có sự liên thông trong sử dụng kết quả đánh giágiữa Đảng, chính quyền, đoàn thể dẫn tới việc đánh giá nhiều nơi,nhiều lúc còn hình thức, trùng lặp, tốn kém thời gian và vật chất. Vìthế, kết quả đánh giá còn chưa đảm bảo chính xác, khách quan, côngtâm, chưa tạo cơ sở tin cậy cho việc thực hiện chính sách về côngchức. Quảng Nam là một tỉnh nằm ở vùng duyên hải Nam TrungBộ, được thành lập vào năm 1997 trên cơ sở chia tách địa giới hànhchính tỉnh Quảng Nam - Đà ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: