Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp tại các trường cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Số trang: 26
Loại file: pdf
Dung lượng: 940.45 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Luận văn được chia thành 3 chương được trình bày như sau: Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; Thực trạng hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và quản lý nhà nước đối với hoạt động này tại các trường Cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; Một số giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp tại các trường cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp tại các trường cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ...…/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VÕ DUY NHẤT KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ – NĂM 2017 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Chu Xuân Khánh Phản biện 1:…………………………………………………… Phản biện 2:…………………………………………………… Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung. Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung Số: 201, đường Phan Bội Châu, TP Huế, Thừa Thiên Huế Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Phát triển giáo dục, dạy nghề là sự nghiệp và trách nhiệm của toàn xã hội, là một nội dung quan trọng của chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia. Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020 (ban hành kèm theo QĐ số 630/QĐ-TTg ngày 29/05/2012 của Thủ tướng Chính phủ) chỉ rõ: “đến năm 2020, dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; chất lượng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; phổ cập nghề cho người lao động, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội.“ Trong những năm qua, mạng lưới CSDN tăng nhanh và phát triển rộng khắp trên cả nước, lực lượng giáo viên và cán bộ quản lý cũng như số lượng học viên tham gia đào tạo nghề có sự phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, quy mô đào tạo nghề tăng nhanh nhưng không cân đối với các điều kiện để bảo đảm chất lượng dẫn đến việc còn khoảng cách khá rộng giữa đào tạo và thực tế sử dụng lao động đã qua đào tạo. Việc mở cửa thị trường lao động trong tiến trình hội nhập quốc tế, tạo sự cạnh tranh gay gắt giữa lao động kỹ thuật trực tiếp của Việt Nam với lao động kỹ thuật của các nước không chỉ ở thị trường lao động quốc tế mà ở cả thị trường lao động trong nước. Đã xuất hiện tình trạng một số doanh nghiệp phải nhập khẩu lao động kỹ thuật trực tiếp trình độ cao từ các nước khác. Như vậy, nguy cơ lao động kỹ thuật trực tiếp của Việt Nam không cạnh tranh được với lao động nước ngoài tại Việt Nam đang hiện hữu. Nguyên nhân chủ yếu là do các điều kiện để bảo đảm chất lượng bao gồm đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, cơ sở vật chất và thiết bị, chương trình giáo trình, dịch vụ cho người học ... còn nhiều bất cập. Chính vì vậy, Bộ LĐ-TBXH lấy việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề là một mục tiêu cơ bản trong quá trình đổi mới và phát triển dạy nghề giai đoạn 2010 - 2020. KĐCL là một công cụ hữu hiệu để kiểm soát việc bảo đảm chất lượng đào tạo. KĐCLDN nhằm đánh giá, xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung dạy nghề đối với CSDN, một 1 mặt, giúp các CSDN tự đánh giá và hoàn thiện các điều kiện bảo đảm chất lượng; mặt khác, giúp cơ quan QLNN về dạy nghề đánh giá, qua đó công bố với xã hội về thực trạng chất lượng của CSDN để người học và xã hội biết được thực trạng chất lượng đào tạo và giám sát. Kết quả KĐ cũng là cơ sở giúp các cơ quan quản lý các cấp có chính sách phù hợp để phát triển dạy nghề. Từ năm 2012, hoạt động KĐCLDN đã đạt được những hiệu quả nhất định, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Mặc dù bộ công cụ KĐCLDN đã được hiệu chỉnh hàng năm để phù hợp hơn với điều kiện thực tế, tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, đôi lúc vẫn mang tính hình thức. Bên cạnh đó, những tiêu chí, tiêu chuẩn, chỉ số đánh giá thường mang tính định lượng, được quy định bởi các con số cứng nhắc, không những gây khó khăn cho các CSDN mà còn đối với các đoàn đánh giá ngoài. Quảng Ngãi là một tỉnh thuộc khu vực duyên hải miền Trung, có diện tích 5153 km2, có dân số 1,3 triệu người (số liệu thống kê năm 2015 ), số người ở độ tuổi lao động là 760.917 người chiếm khoảng 60 % dân số. Quảng Ngãi là một mắt xích quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Hiện nay, trên địa bản tỉnh Quảng Ngãi có 19 khu công nghiệp, khu kinh tế, trong đó lớn nhất, và đóng vai trò quan trọng nhất là các khu Kinh tế Dung Quất - nơi có Nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam - và khu Công nghiệp VSIP Quảng Ngãi. Các doanh nghiệp FDI chủ yếu nằm trên hai khu công nghiệp và kinh tế này. Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, đồng thời định hướng cho hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, ngày 20/12/2011 Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành QĐ số 2037/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2020, nêu rõ: “ nâng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong tổng số lao động của tỉnh Quảng Ngãi vào năm 2020 khoảng 70% nhằm đáp ứng yêu cầu lao động có kỹ thuật cho phát triển kinh tế; cả khu vực thành thị và nông thôn, tỷ lệ dân số họat động kinh tế có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng nhanh hàng năm, đặc biệt lao động đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao... Năm 2020 nhu cầu lao động làm việc là 806.557 người trong đó lao động qua đào tạo và dạy nghề là 564.590 người (chiếm 70%)“ . Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 03 trường cao đẳng nghề: Trường Cao đẳng nghề Cơ giới – thành lập ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp tại các trường cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ...…/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VÕ DUY NHẤT KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ – NĂM 2017 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Chu Xuân Khánh Phản biện 1:…………………………………………………… Phản biện 2:…………………………………………………… Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung. Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung Số: 201, đường Phan Bội Châu, TP Huế, Thừa Thiên Huế Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Phát triển giáo dục, dạy nghề là sự nghiệp và trách nhiệm của toàn xã hội, là một nội dung quan trọng của chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia. Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020 (ban hành kèm theo QĐ số 630/QĐ-TTg ngày 29/05/2012 của Thủ tướng Chính phủ) chỉ rõ: “đến năm 2020, dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; chất lượng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; phổ cập nghề cho người lao động, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội.“ Trong những năm qua, mạng lưới CSDN tăng nhanh và phát triển rộng khắp trên cả nước, lực lượng giáo viên và cán bộ quản lý cũng như số lượng học viên tham gia đào tạo nghề có sự phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, quy mô đào tạo nghề tăng nhanh nhưng không cân đối với các điều kiện để bảo đảm chất lượng dẫn đến việc còn khoảng cách khá rộng giữa đào tạo và thực tế sử dụng lao động đã qua đào tạo. Việc mở cửa thị trường lao động trong tiến trình hội nhập quốc tế, tạo sự cạnh tranh gay gắt giữa lao động kỹ thuật trực tiếp của Việt Nam với lao động kỹ thuật của các nước không chỉ ở thị trường lao động quốc tế mà ở cả thị trường lao động trong nước. Đã xuất hiện tình trạng một số doanh nghiệp phải nhập khẩu lao động kỹ thuật trực tiếp trình độ cao từ các nước khác. Như vậy, nguy cơ lao động kỹ thuật trực tiếp của Việt Nam không cạnh tranh được với lao động nước ngoài tại Việt Nam đang hiện hữu. Nguyên nhân chủ yếu là do các điều kiện để bảo đảm chất lượng bao gồm đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, cơ sở vật chất và thiết bị, chương trình giáo trình, dịch vụ cho người học ... còn nhiều bất cập. Chính vì vậy, Bộ LĐ-TBXH lấy việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề là một mục tiêu cơ bản trong quá trình đổi mới và phát triển dạy nghề giai đoạn 2010 - 2020. KĐCL là một công cụ hữu hiệu để kiểm soát việc bảo đảm chất lượng đào tạo. KĐCLDN nhằm đánh giá, xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung dạy nghề đối với CSDN, một 1 mặt, giúp các CSDN tự đánh giá và hoàn thiện các điều kiện bảo đảm chất lượng; mặt khác, giúp cơ quan QLNN về dạy nghề đánh giá, qua đó công bố với xã hội về thực trạng chất lượng của CSDN để người học và xã hội biết được thực trạng chất lượng đào tạo và giám sát. Kết quả KĐ cũng là cơ sở giúp các cơ quan quản lý các cấp có chính sách phù hợp để phát triển dạy nghề. Từ năm 2012, hoạt động KĐCLDN đã đạt được những hiệu quả nhất định, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Mặc dù bộ công cụ KĐCLDN đã được hiệu chỉnh hàng năm để phù hợp hơn với điều kiện thực tế, tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, đôi lúc vẫn mang tính hình thức. Bên cạnh đó, những tiêu chí, tiêu chuẩn, chỉ số đánh giá thường mang tính định lượng, được quy định bởi các con số cứng nhắc, không những gây khó khăn cho các CSDN mà còn đối với các đoàn đánh giá ngoài. Quảng Ngãi là một tỉnh thuộc khu vực duyên hải miền Trung, có diện tích 5153 km2, có dân số 1,3 triệu người (số liệu thống kê năm 2015 ), số người ở độ tuổi lao động là 760.917 người chiếm khoảng 60 % dân số. Quảng Ngãi là một mắt xích quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Hiện nay, trên địa bản tỉnh Quảng Ngãi có 19 khu công nghiệp, khu kinh tế, trong đó lớn nhất, và đóng vai trò quan trọng nhất là các khu Kinh tế Dung Quất - nơi có Nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam - và khu Công nghiệp VSIP Quảng Ngãi. Các doanh nghiệp FDI chủ yếu nằm trên hai khu công nghiệp và kinh tế này. Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, đồng thời định hướng cho hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, ngày 20/12/2011 Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành QĐ số 2037/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2020, nêu rõ: “ nâng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong tổng số lao động của tỉnh Quảng Ngãi vào năm 2020 khoảng 70% nhằm đáp ứng yêu cầu lao động có kỹ thuật cho phát triển kinh tế; cả khu vực thành thị và nông thôn, tỷ lệ dân số họat động kinh tế có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng nhanh hàng năm, đặc biệt lao động đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao... Năm 2020 nhu cầu lao động làm việc là 806.557 người trong đó lao động qua đào tạo và dạy nghề là 564.590 người (chiếm 70%)“ . Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 03 trường cao đẳng nghề: Trường Cao đẳng nghề Cơ giới – thành lập ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận văn thạc sĩ Luận văn thạc sĩ Quản lý công Quản lý công Quản lý về tổ chức kiểm tra Chất lượng giáo dục nghề nghiệpGợi ý tài liệu liên quan:
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị chất lượng dịch vụ khách sạn Mường Thanh Xa La
136 trang 364 5 0 -
97 trang 327 0 0
-
97 trang 307 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học máy tính: Tìm hiểu xây dựng thuật toán giấu tin mật và ứng dụng
76 trang 300 0 0 -
155 trang 278 0 0
-
115 trang 268 0 0
-
64 trang 262 0 0
-
26 trang 259 0 0
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn thành phố Hà Nội
25 trang 247 0 0 -
70 trang 225 0 0