Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 470.64 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận của năng lực cán bộ UBND cấp xã, qua đó bổ sung và làm phong phú thêm khoa học quản lý công nói chung và quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công nói riêng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THU HƯƠNGNĂNG LỰC CÁN BỘ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ, HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI Chuyên ngành : Quản lý công Mã số : 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2018 2 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Hồng Hải Phản biện 1: TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy Phản biện 2: TS. Dương Quang Tung Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chínhQuốc gia. Địa điểm: Phòng nhà A, Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ Học việnHành chính Quốc gia. Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - TP. Hà Nội. Thời gian: vào hồi giờ phút ngày tháng năm 2018. Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trangWeb Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia. 3 PHẦN MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết Trung ương về đổi mới, nângcao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo củacấp ủy, chính quyền các cấp. Cán bộ cơ sở nói chung và cán bộ UBND cấp xã củahuyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã được củng cố, kiện toàn, năng lực được nâng lênrõ rệt. Trước tiềm năng to lớn và những thành tựu về phát triển kinh tế, chính trị,văn hóa – xã hội mà huyện đã đạt được trong những năm qua, Bát Xát được tỉnhLào Cai xác định đến năm 2020 phát triển thành điểm sáng vùng Tây Bắc Tổquốc. Điều đó càng đòi hỏi những yêu cầu cao hơn về năng lực đội ngũ cán bộchính quyền cấp xã. Tuy nhiên, cán bộ UBND cấp xã huyện Bát Xát vẫn cònnhiều hạn chế, bất cập do được tuyển dụng, bổ nhiệm hình thành từ nhiều nguồn,cơ cấu chưa đồng bộ, độ tuổi bình quân cao; trình độ, phẩm chất, năng lực lãnhđạo của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới; nhiều cánbộ chưa đạt chuẩn chức danh; một bộ phận còn thiếu tinh thần trách nhiệm, chưathật tâm huyết với công việc; số ít cán bộ có biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống,mất đoàn kết, vi phạm trong công tác quản lý, nhất là lĩnh vực quản lý đất đai,ngân sách,... Nhiều nơi cấp ủy, chính quyền gặp nhiều khó khăn, bị động, lúngtúng trong việc chuẩn bị đội ngũ cán bộ thay thế. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu luận văn: “Nănglực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai” là hết sứccần thiết. Luận văn thạc sỹ này đánh giá thực trạng năng lực cán bộ UBND cấp xãcủa huyện Bát Xát trong giai đoạn 2014 - 2017, đưa ra những giải pháp thiết thựcnhằm góp phần nâng cao năng lực cán bộ UBND cấp xã của huyện trong giaiđoạn 2017-2020 và những năm tiếp theo.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài - Nguyễn Hoàng Sơn (2016) “Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng phẩm chất,năng lực cán bộ ở các cơ quan hành chính nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền 4xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. - Phạm Tiến Duật (2014) “Đào tạo bồi dưỡng cán bộ hành chính, vấn đềcấp thiết để đổi mới bộ máy nhà nước” của trung tâm nghiên cứu khoa học tổchức quản lý, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. - Đỗ Hoàng Phong (2010), “Đánh giá nhu cầu đào tạo nâng cao năng lựccông tác cho đội ngũ cán bộ cán bộ UBND cấp xã huyện Lạng Giang, tỉnh BắcGiang”, luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội. - Nguyễn Thị Hồng Hải (2011), Một số vấn đề về phát triển năng lực củacán bộ, công chức, Tạp chí Tổ chức nhà nước số 1. -Nguyễn Huy Kiệm (2013) Thực trạng và giải pháp nâng cao chấtlượng, hiệu quả của hệ thống chính trị ở cơ sở, Tạp chí điện tử Tổ chức Nhànước, (ngày 22/8/2013). - Vũ Thúy Hiền (2016) Xác định năng lực của cán bộ UBND cấp xã trongthực thi công vụ, Tạp chí Tổ chức Nhà nước. - Nguyễn Phương Đông (2002), Vấn đề giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đứccách mạng cho cán bộ, đảng viên. Tạp chí Kiểm tra (07), tr 26-27.3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn3.1 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận về năng lực cán bộ UBND cấp xã và thực trạng năng lựccán bộ UBND cấp xã huyện Bat Xát, luận văn đề xuất giải pháp nhằm nâng caonăng lực cán bộ UBND cấp xã, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai trong thời gian tới.3.2. Nhiệm vụ của luận văn - Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận về năng lực cán bộ UBNDcấp xã: - Phân tích thực trạng năng lực cán bộ UBND cấp xã, huyện Bát Xát, tỉnhLào Cai, trên cơ sở đánh giá những ưu điểm, những hạn chế và tìm ra nguyênnhân dẫn tới những hạn chế về năng lực của cán bộ UBND cấp xã, huyện BátXát. - Đề xuất các giải pháp cụ thể có tính khả thi nhằm nâng cao năng lực cán 5bộ UBND cấp xã, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu năng lực cán bộ UBND cấp xã, huyện BátXát, tỉnh Lào Cai.4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn nghiên cứu năng lực cán bộ UBND cấp xã, huyệnBát Xát, tỉnh Lào Cai thông qua: kiến thức, kỹ năng, thái độ và kết quả thưc hiệncông việc của cán bộ. - Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu năng lực cán bộ UBND 23xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. - Về thời gian: Dữ liệu sử dụng trong luận văn từ năm 2014 đến tháng 7 năm2017. - Về khách thể nghiên cứu: Cán bộ UBND cấp xã trên địa bàn huyện Bát ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: