Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Năng lực của cán bộ chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 200.52 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (22 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở lý luận về năng lực của cán bộ chính quyền cấp xã và kết quả nghiên cứu về thực trạng năng lực của cán bộ chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay, luận văn đề xuất những phương hướng, giải pháp phù hợp, khả thi nhằm nâng cao năng lực của cán bộ chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông đáp ứng yêu cầu thực tiễn tại địa phương trong giai đoạn hiện nay
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Năng lực của cán bộ chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đắk NôngBỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ...../..... ...../..... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ THUYẾNNĂNG LỰC CỦA CÁN BỘ CHÍNH QUYỀNCẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ JÚT, TỈNH ĐĂK NÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KH: PGS.TS. VÕ KIM SƠNĐẮK LẮK - 2018 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Võ Kim Sơn Phản biện 1: PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh Phản biện 2: TS. Nguyễn Văn Tuyên Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ,Học viện Hành chính Quốc gia, phân viện Tây Nguyên Địa điểm: Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hànhchính Quốc gia, phân viện Tây Nguyên Số 51- Đường Phạm Văn Đồng - Thành phố Buôn Ma Thuột MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Trong hệ thống hành chính nhà nước ở Việt Nam, chínhquyền cấp xã, hay chính quyền cấp cơ sở, là nền tảng của bộ máy nhànước. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định“Chính quyền địa phương ở xã là cấp chính quyền địa phương gồmcó Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân xã” [26, tr.14]. Đây làcấp chính quyền có số lượng lớn nhất và có đặc điểm tự nhiên, kinhtế - xã hội đa dạng nhất trong các loại hình đơn vị hành chính. Cấpxã là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú, sinh sống; mọi hoạt độnglãnh đạo, quản lý của chính quyền cấp xã sẽ tác động trực tiếp đếnđời sống, xã hội và nhân dân trên địa bàn. Chính quyền cấp xã là cầunối trực tiếp toàn bộ hệ thống chính trị với nhân dân, là nơi tổ chức,vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, phápluật của Nhà nước; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, khai thácmọi tiềm năng ở địa phương để phát triển kinh tế - xã hội, tổ chứccuộc sống của cộng đồng dân cư. Đồng thời cũng là nơi kiểm nghiệmtính đúng đắn, sự phù hợp các chủ trương, đường lối, chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước và cũng là nơi cung cấp nguồn cơ sởthực tiễn để góp phần hoàn thiện chính sách pháp luật. Nghị quyếtcủa Đảng, pháp luật của Nhà nước có đi vào thực tế cuộc sống đượchay không một phần rất quan trọng là do hiệu quả hoạt động của cấpđơn vị cơ sở này - trong đó năng lực của đội ngũ cán bộ chính quyềncấp xã là nhân tố quyết định nhất. Cấp xã (phường, xã, thị trấn) là đơn vị hành chính cấp cơ sở,là cấp gần dân nhất, là nơi diễn ra các hoạt động kinh tế, chính trị, vănhóa, xã hội của các tầng lớp nhân dân nên tính cộng đồng của nhữngngười dân ở cấp xã rất cao, vì đây là cấp hành chính gắn liền với nềnvăn hóa làng xã lâu đời của người Việt. UBND cấp xã là cơ quan hành chính Nhà nước tại địaphương có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị ởnước ta, là cầu nối chuyển tải và tổ chức thực hiện các chủ trươngchính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trực tiếp chăm lo đếnđời sống nhân dân và bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân,phản ánh với Đảng và Nhà nước, nhằm đề ra các chủ trương, biệnpháp tổ chức, quản lý phù hợp. 4 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cấp xã là cấp gần dânnhất, là nền tảng của hành chính nếu cấp xã làm được việc thì mọiviệc đều xuôi” [17, tr.155]. Cụm từ cán bộ cấp xã được quy định trong văn bản pháp luậtViệt Nam bao gồm những người được bầu để đảm nhận các chứcdanh trong chính quyền địa phương cấp xã; là người đứng đầu các tổchức chính trị - xã hội. Theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định “về chức danh, sốlượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã,phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ởcấp xã” [4, tr.2]. Đội ngũ cán bộ cấp xã nêu trên cũng như cán bộ nói chung ởnước ta có vai trò rất quan trọng trong thực thi nhiệm vụ của các tổchức Nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập, rèn luyện và lãnh đạoĐảng ta đã nhấn mạnh “Cán bộ là khâu then chốt, trọng yếu của côngtác xây dựng Đảng” và người nêu rõ: Cán bộ là cái gốc của mọicông việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt haykém [17; tr.269]. Trên thực tế năng lực của đội ngũ cán bộ cấp xã nói chung vàcán bộ cấp xã trên địa bàn huyện Cư Jút nói riêng vẫn còn nhiều hạnchế so với yêu cầu. Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 5 KhóaIX cũng đã chỉ ra những vấn đề đó. Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày18 tháng 3 năm 2002 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương ĐảngKhóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sởxã, phường, thị trấn và đến nay một số nội dung liên quan đến nănglực của cán bộ công chức cấp xã nói chung và cán bộ cấp xã trên địabàn của huyện Cư Jút nói riêng vẫn chưa đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: