Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý chi Ngân sách nhà nước tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính – Bộ Tài chính

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 506.06 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm phân tích, đánh giá đúng cơ cấu chi và thực trạng chi ngân sách nhà nước tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính từ năm 2015 - 2017; làm rõ những kết quả đạt được và hạn chế trong công tác quản lý chi thời gian qua và nguyên nhân của những hạn chế. Đề xuất những phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN ở Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính trong giai đoạn tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý chi Ngân sách nhà nước tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính – Bộ Tài chính MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Trong thời đại kinh tế tri thức, thì GDĐT được xem là nhân tố có tính quyếtđịnh trong sự phát triển bền vững của tất cả các quốc gia, bởi thông qua đó hình thànhnên nguồn nhân lực có chất lượng cao.Chính vì vậy, tất cả các nước đều rất chú trọngmở rộng và nâng cấp chất lượng GDĐT. Ở Việt Nam những năm qua, công tác GDĐT đã được đảng và nhà nước hết sứcquan tâm, luôn coi GDĐT là “quốc sách” và đã đề ra nhiều giải pháp phù hợp nhằmtừng bước nâng cao chất lượng công tác đào tạo. Chính vì thế mà lĩnh vực này ở nướcta những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nguồn nhân lực của đấtnước ngày càng được mở rộng về số lượng và nâng cao về chất lượng, có những đónggóp tích cực trong những thành tựu phát triển kinh tế chung của cả nước. Tuy nhiên,xét về thực chất thì lĩnh vực GDĐT nước ta vẫn còn nhiều bất cập cả về cơ cấu đào tạolẫn chất lượng công tác đào tạo, chưa đáp ứng đầy đủ và kịp thời nguồn nhân lực cóchất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Một trongnhững nguyên nhân xuất phát từ công tác quản lý chi ngân sách nhà nước còn hạn chế,nhất là khi Chính phủ ban hành Nghị định Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định về cơchế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong đó có lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo:nguồn thu thấp trong khi chi thường xuyên và chi cho đầu tư rất lớn, các khoản chithực hiện chưa đúng kế hoạch, chưa đạt hiệu quả cao, gây lãng phí ngân sách. Trường Bồi dưỡng cán bộ (BDCB) tài chính là đơn vị sự nghiệp công lập trựcthuộc Bộ Tài Chính, thực hiện nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng góp phần nâng cao trìnhđộ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ về quản lý kinh tế vĩ mô và tài chính kế toán chocán bộ công chức, viên chức trong ngành Tài chính. Trong những năm vừa qua, côngtác quản lý chi ngân sách nhà nước tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính đã đạtđược một số kết quả nhất định, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Tuy nhiên, cơchế quản lýchi Ngân sách nhà nước của Trường BDCB tài chính hiện vẫn còn tồn tạinhững hạn chế, khiếm khuyết. Để góp phần làm cho công tác quản lý chi Ngân sáchnhà nước của Trường BDCB tài chính ngày càng hoàn thiện hơn hơn, phù hợp hơnvới tiến trình đổi mới của đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới và khuvực, em nghiên cứu đề tài:“Quản lý chi Ngân sách nhà nước tại Trường Bồi dưỡngcán bộ tài chính – Bộ Tài chính” để phân tích thực trạng quản lý chi Ngân sách nhànước tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằmhoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại đơn vị. 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Hoàng Thị Bích Ngọc (2004) trong Luận án Tiến sĩ Giải pháp hoàn thiện côngtác quản lý chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp ngành Y tế (Học viện Tài chính,2004). Hoàng Thị Ngọc Ánh (2014) trong Luận văn Thạc sĩ Quản lý chi ngân sáchnhà nước tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế (Học viện Hành chính Quốcgia, 2014). Bùi Thị Bích Nê (2016) trong Luận án Tiến sĩ Đổi mới quản lý chi ngân sáchtrong các Trường quân đội ở Việt Nam (Học viện Ngân hàng, 2016) 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1 Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là thông qua phân tích cơ cấu chi NSNN vàthực trạng chi NSNN ở Trường BDCB tài chính, đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằmhoàn thiện công tác quản lý tài chính, trong đó có quản lý chi NSNN đáp ứng nhu cầuphát triển trong giai đoạn tới ở Trường BDCB tài chính. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất,hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về ngân sáchnhà nước, quản lý thu, chi ngân sách nhà nước. Thứ hai,Phân tích, đánh giá đúng cơ cấu chi và thực trạng chi ngân sách nhànước tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính từ năm 2015 - 2017; làm rõ những kếtquả đạt được và hạn chế trong công tác quản lý chi thời gian qua và nguyên nhân củanhững hạn chế. Thứ ba, đề xuất những phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm hoànthiện công tác quản lý chi NSNN ở Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính trong giaiđoạn tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý chi Ngân sách nhà nước tại TrườngBồi dưỡng cán bộ tài chính – Bộ Tài chính. Đồng thời, đề tài tập trung nghiên cứutình hình quản lý chi ngân sách nhà nước về thực hiện phần ngân sách nhà nước cấptrong thực hiện nhiệm vụ được giao cho Trường4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Đề tài nghiên cứu được triển khai tại Trường Bồi dưỡng cán bộtài chính. Về thời gian: Số liệu được dẫn chứng từ năm 2015 đến năm 2017. 5. Phương pháp nghiên cứu 2 - Luận văn sử dụng phương pháp duy vậ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: