Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 352.71 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công "Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông" được hoàn thành với mục tiêu góp phần vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý di tích lịch sử văn hoá nhằm bảo tồn và phát huy tác dụng của nó một cách bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk NôngBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNGQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN VĂN TRUNG LỚP: HC 21 – TN 05 NIÊN KHÓA: 2016 – 2018 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS – TS VŨ TRỌNG HÁCH Đắk Lắk, năm 2018 1 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ TRỌNG HÁCH Phản biện 1: PGS.TS ĐẶNG KHẮC ÁNH Học viện Hành chính Quốc gia Phản biện 2: TS CAO HUY Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Nông Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hànhchính Quốc gia Địa điểm: Phòng 4, giảng đường phân viện Học viện Hành chính Quốcgia khu vực Tây Nguyên, Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hànhchính Quốc gia. Số 45 – Đường Phạm Văn Đồng – Tp Buôn Mê Thuột – tỉnh Đắk Lắk Thời gian vào hồi 13h, ngày 27 tháng 01 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc giahoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học, học viện Hành chính 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng và quan tâm đến việc giữ gìn, bảotồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc. Quán triệt tư tưởng chỉ đạonày, ngay từ khi mới thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày23-11-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh bảo vệ cổ tích.Ngày nay, Chính phủ đã quyết định lấy ngày 23-11 hàng năm là ngày Di sảnVăn hóa Việt Nam. Như vậy, di tích lịch sử cho dù ở hoàn cảnh lịch sử nào, giai đoạncách mạng nào, Đảng ta luôn luôn đặc biệt quan tâm bảo vệ vì nó là hồn củadân tộc, là nền tảng tinh thần, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững,nhất là giai đoạn đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, hội nhập và pháttriển hiện nay. Đắk Nông là tỉnh nằm ở vùng đất cổ trên cao nguyên Mơ Nông, phíaNam Tây Nguyên, Đắk Nông là nơi sinh sống lâu đời của các dân tộc bản địa,như Mnông, Mạ, Ê-đê,… với nền văn hóa truyền thống lâu đời và khôngngừng được bồi đắp thông qua sự giao lưu, tiếp xúc văn hóa của các dân tộcanh em. Thời gian qua, Đắk Nông có nhiều nỗ lực trong công tác bảo tồn vàphát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, góp phần gìn giữ sự đa dạng, phongphú và đặc sắc cho bức tranh văn hóa cho cả nước nói chung và cho khu vựcTây Nugyên nói riêng. Cùng với các tỉnh ở Tây Nguyên, Đắk Nông là mộttrong những địa phương có bề dày truyền thống lịch sử với những địa danhkiên cườnggắn với những sự kiện lịch sử, những chiến công lừng lẫy suốtchiều dài 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.Một trong những thành tố của kho tàng di sản văn hóa quý giá đó phải kể tới 3hệ thống di tích lịch sử văn hóa của tỉnh. Theo thống kê, hiện nay Đăk Nôngcó 6 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia phân bố ở các huyện trong tỉnh. Trong những năm qua, nhất là từ khi tái thành lập tỉnh, nhiều di tíchlịch sử đã được Bộ Văn hóa thể thao và Du Lịch công nhận là di tích lịch sử,công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có nhiềuchuyển biến tích cực. Các di tích trọng điểm của tỉnh đã được quản lý, đầu tưtrùng tu, tôn tạo, phát huy tác dụng đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu, nghiêncứu về truyền thống cách mạng và hưởng thụ văn hóa của cộng đồng trong vàngoài tỉnh. Tuy nhiên, công tác quản lý di tích vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chếnhư việc đầu tư, tôn tạo, khoanh vùng bảo vệ di tích, việc tuyên truyền, phổbiến chủ trương, với đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nướcvề di tích lịch sử đến cộng đồng các dân tộc trong tỉnh còn chưa thực hiện đầyđủ, chưa có kế hoạch cụ thể… Hiện nay, Đắk Nông là địa phương có tốc độ phát triển kinh tế - xã hộichậm so với cả nước. Điều này có những tác động tiêu cực đến nhiệm vụ bảotồn, phát huy giá trị di tích lịch sử, nó cũng có những tác động tiêu cực nhưtình trạng di tích bị lấn át, hư hỏng, biến dạng hoặc bị hủy hoại... Đây là cácvấn đề đặt ra đối với cơ quan quản lý, đứng trước một áp lực đối với việc bảovệ, khai thác và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống một cách bền vững,nhưng vẫn đảm bảo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vậtchất và tinh thần cho cộng đồng các dân tộc trong tỉnh. Giá trị của di sản văn hóa nói chung, di tích lịch sử nói riêng là vôcùng to lớn, song điều quan trọng hơn cả là việc bảo tồn và phát huy những giátrị của nó như thế nào để phát triển mang tính bền vững trong giai đoạn hiện naymới chính là vấn đề cần được đặ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: