Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 349.55 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm rõ thực trạng từ đó chỉ ra những thành công, hạn chế và đề suất giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển và tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với các hộ kinh doanh trên địa bàn quận Tân Bình đến năm 2025.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí MinhBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HOÀNG HẢI YẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: T.S Nguyễn Văn Bảng Phản biện 1: T.S Mai Đình Lâm Phản biện 2: PGS. T.S. Trương Thị Hiền Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Họcviện Hành chính Quốc gia TPHCM Địa điểm: Phòng họp 210, Nhà: A - Hội trường bảo vệ luận vănthạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia TPHCM Số: 10 - Đường 3/2 - Quận 10 – TP Hồ Chí Minh Thời gian: vào hồi 16 giờ 30, ngày 24 tháng 01 năm 2018 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Quận Tân Bình là một trong những quận trung tâm của thànhphố Hồ Chí Minh có nhiều lợi thế như: vị trí địa lý, nguồn lao động,mạng lưới giao thông, điện…tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hộkinh doanh phát triển. Tính đến năm 2016, quận Tân Bình có 12.332hộ kinh doanh đang hoạt động, 4.263 thương nhân kinh doanh tại chợvà đang giải quyết việc làm cho 8.602 lao động. Với số lượng đôngđảo, loại hình sản xuất kinh doanh phong phú, có mặt khắp các địaphương trong cả nước, các hộ kinh doanh cá thể đã và đang khẳngđịnh vai trò cũng như những đóng góp hiệu quả vào sự phát triển củaquận. Hộ kinh doanh ngoài giải quyết việc làm, tăng thu nhập, tăngthu cho ngân sách…còn là mạng lưới phân phối rộng rãi đến các khuvực mà các lĩnh vực kinh doanh khác không đáp ứng được, từ đógiúp cân đối thương mại, phát triển kinh tế địa phương. Bên cạnh những đóng góp tích cực của hộ kinh doanh như huyđộng vốn vào kinh doanh, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vậtchất và tinh thần cho nhân dân trong quận. Các hộ kinh doanh cònbộc lộ một số hạn chế và vi phạm trong hoạt động kinh doanh như:kinh doanh không đúng ngành nghề đã đăng ký, kinh doanh bất hợppháp, làm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không chấphành đúng quy định của pháp luật về thuế, lao động, môitrường,…Hoặc một số hộ kinh doanh tự phát không mang lại hiệuquả, gây thiệt hại lớn đến tài sản của đất nước, ảnh hưởng đến conngười, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng,… Trước tình hình đó, hàng loạt câu hỏi đặt ra cho các nhà quảnlý cần phải giải quyết. Tại sao các hộ kinh doanh còn hoạt động mangtính tự phát? Làm thế nào để quản lý tốt và làm thế nào để thúc đẩycác hộ kinh doanh phát triển mạnh đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá,hiện đại hoá hiện nay? Hộ kinh doanh có vai trò như thế nào trongcông cuộc xây dựng đất nước và phát triển kinh tế? Giải pháp nào đểcác hộ kinh doanh hoạt động có định hướng và hiệu quả? Vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu một cách hệ thống, tổng thể vềthực trạng kinh doanh hộ hiện nay để từ đó nhận định và đánh giáđúng về công tác quản lý của nhà nước và đưa ra các giải pháp pháttriển tốt hơn đối với thành phần kinh tế này trong thời gian sắp tới. Với những lý do, tôi chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối vớihộ kinh doanh trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ ChíMinh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp chương trình Thạc sỹ Quản lýcông khoá 2015 – 2017. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Liên quan đến vấn đề Quản lý Nhà nước đối với Hộ kinhdoanh, hiện nay có khá nhiều tài liệu, đề tài nghiên cứu có liên quannhư: 1. “Quản lý hoạt động kinh doanh Karaoke trên địa bàn quậnĐống Đa” Luận văn Thạc sĩ – Nguyễn Cao Cương (2014) 2. “Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanhcá thể trên địa bàn huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai” Luận văn Thạc sĩ– Nguyễn Công Thạch (2013) 3. “Quản lý nhà nước đối với Doanh nghiệp trên địa bàn Thànhphố Hà Nội” Luân văn Thạc sĩ – Đỗ Đình Chuyền (2015) 4. “Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về PCCC đối với nhànghỉ, khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng” Luậnvăn thạc sĩ - Đoàn Mạnh Toàn (2015) 5. Vũ Mạnh nh (2008), Thực trạng quản lý nhà nu ớc đốivới doanh nghi p sau đa ng kí kinh doanh tại thành phố Hồ ChíMinh, Nxb ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh. 6. Sách “Kinh tế học đại cương” – TS. Trần Thị Lan Hương Đến nay những tài liệu, nghiên cứu chưa tập trung nghiên cứumột cách chuyên sâu về đối tượng là hộ kinh doanh và chưa có côngtrình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về nội dung quảnlý nhà nước đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Làm rõ thực trạng từ đó chỉ ra những thành công, ...

Tài liệu được xem nhiều: