Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 933.62 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (23 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn "Quản lý nhà nước đối với hoạt động đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN DUY CƯỜNGQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNGĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Hường Phản biện 1: TS. Vũ Thị Cẩm Tú Phản biện 2: PGS. TS. Vũ Tuấn Hưng Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học việnHành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp104 nhà B, Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ,Học viện Hành chính Quốc gia (Số 10, đường 3/2, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh) Thời gian: vào hồi 15 giờ 00, ngày 15 tháng 3 năm 2024 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc giahoặc trên trang Web Ban QLĐT Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục Việt Nam đang có nhiều cơ hội nhưng cũng phải đối mặt vớikhông ít khó khăn và thách thức trước xu hướng phát triển, sự thay đổi nhanhchóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Hệ thống giáo dục quốc dân thiếu tínhliên thông, chưa thể hiện được sự gắn kết chặt chẽ giữa các cấp học và trình độ đàotạo; các quy định về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, chương trình giáo dục, phươngpháp GDPT chưa đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện phẩm chất và năng lựcngười học; quan điểm tích hợp chưa được quán triệt đầy đủ trong việc thiết kếchương trình; chưa thực sự đảm bảo tính liên thông giữa GDPT với giáo dục nghềnghiệp và giáo dục đại học để thực hiện mục tiêu phân luồng học sinh sau THCSvà THPT. Đồng thời, trước yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụsự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; sự phát triển nhanh chóng củakhoa học - công nghệ và khoa học giáo dục; những đòi hỏi của hội nhập quốc tế,chương trình và sách giáo khoa hiện hành đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Bấtcập nhất là chưa đáp ứng yêu cầu mới về phát triển phẩm chất và năng lực củahọc sinh; chưa chú trọng yêu cầu về vận dụng kiến thức, rèn luyện tư duy độclập, khả năng phản biện, thói quen tự học, các kỹ năng thực hành, kỹ năng hợptác và làm việc nhóm cũng như năng lực ngoại ngữ, tin học của học sinh… Điềuđó đòi hỏi cần đổi mới và triển khai thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới,đáp ứng yêu cầu tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, nănglực công dân; phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu; nâng cao chất lượng giáo dụctoàn diện; phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời; bảođảm cho học sinh THCS có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phânluồng mạnh sau giáo dục cơ bản; học sinh THPT có định hướng nghề nghiệp,chuẩn bị tốt cho giai đoạn học sau phổ thông và học tập suốt đời. Là địa phương phát triển về công nghiệp, thu hút nguồn lao động lớn từ cáctỉnh, thành trên cả nước, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; mỗi năm,dân số tỉnh Bình Dương tăng trung bình khoảng hơn 110.000 dân. Theo đó, số họcsinh trên địa bàn tỉnh tăng nhanh, tăng mạnh hằng năm, điều này tác động lớn đếnmọi mặt trong đời sống xã hội và đối với lĩnh vực GDĐT về cơ sở vật chất, trangthiết bị dạy học, đội ngũ nhân lực ngành giáo dục, việc tổ chức và thực hiện cáchoạt động trong đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT theo Nghị quyết số88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội. 2 Có thể thấy, việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT được thực hiệntrong điều kiện nguồn lực hạn chế; điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin ở địaphương chưa đáp ứng yêu cầu của việc tập huấn giáo viên và tổ chức dạy học bằnghình thức trực tuyến trong tình hình dịch Covid-19 như vừa qua. Quá trình triển khaithực hiện chương trình, sách giáo khoa GDPT 2018 trên địa bàn tỉnh Bình Dươngcòn bộc lộ nhiều bất cập, cần có sự phân tích sâu sắc để đề xuất các giải pháp cụ thểnhằm khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên. Đồng thời, cần khảo sát, đánh giámột cách kỹ lưỡng, thấu đáo để kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền có sự điềuchỉnh, bổ sung cho phù hợp, bảo đảm hiệu quả công tác QLNN trong triển khai cáchoạt động đổi mới chương trình GDPT ở những năm tiếp theo. Xuất phát từ tầm quan trọng và sự cần thiết của việc tăng cường hiệu lực, hiệuquả công tác QLNN đối với hoạt động đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPTcũng như mối quan tâm cá nhân, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối vớihoạt động đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trên địa bàntỉnh Bình Dương” để thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trong thời gian qua đã có nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu quan tâm vàtập trung khai thác, nghiên cứu nội dung QLNN đối với hoạt động đổi mới chươngtrình, sách giáo khoa GDPT nhưng mỗi công trình, đề tài, bài viết lại có nhữngcách tiếp cận, mục đích và phạm vi nghiên cứu khác nhau để đưa ra những đánhgiá, nhận xét, kiến nghị những giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả côngtác QLNN đối với hoạt động đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT hiệnnay. Tuy nhiên, kể từ khi thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dụcphổ thông theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 củaQuốc hội cho đến nay, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào tiếp cận và đánh giácũng như kiến nghị liên quan đến hoạt động quản lý n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: