Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản (từ nguồn ODA) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 605.67 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ODA. Đánh giá được thực trạng về công tác quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ODA trên địa bàn Quảng Trị giai đoạn 2016 - 2018. Từ đó, luận văn đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ODA trên địa bàn tỉnh thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản (từ nguồn ODA) trên địa bàn tỉnh Quảng TrịBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ THÙY YẾNQUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN (TỪ NGUỒN ODA) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8340403 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - 2019Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ CHI MAI Phản biện 1: ....................................................................... Phản biện 2: ...................................................................... Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Họcviện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luậnvăn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 201- Đường Phan Bội Châu - Tp Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế Thời gian: vào hồi …… giờ...…ngày....….tháng……năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam, nguồn vốn ODA có vai trò hết sức to lớn trongcông cuộc cải cách kinh tế xã hội. Các hoạt động triển khai đầu tư từnguồn vốn này đã và đang trở thành một bộ phận không thể thiếutrong nhiều ngành, lĩnh vực của nền kinh tế mà hơn hết là trong quátrình nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam. Trongnhững năm qua, hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản được xem như làđòn bẩy quan trọng kích thích tăng trưởng của cả nước nói chung vàcủa tỉnh Quảng Trị nói riêng. Tỉnh Quảng Trị đã sử dụng nguồn vốnODA vào đầu tư xây dựng cơ bản khá lớn với nỗ lực thay đổi bứctranh Kinh tế - Xã hội, góp phần đáng kể trong công cuộc phát triểnKinh tế - Xã hội của tỉnh. Nhiều cây cầu, nhiều tuyến đường, khu dâncư, nhà ở thu nhập thấp được hình thành từ nguồn vốn ODA, bướcđầu góp phần vào việc hình thành cơ sở hạ tầng kĩ thuật đồng bộ vàphát triển của tỉnh Quảng Trị. Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác quản lý vốn đầu tưxây dựng cơ bản từ nguồn ODA của tỉnh Quảng Trị vẫn còn tồn tạinhững hạn chế như: Một số cơ chế chính sách chưa phù hợp, thiếu vàchưa đồng bộ; Kế hoạch phân bổ vốn chưa hợp lý; Giải ngân vốn đầutư ODA còn chậm, công tác quyết toán chưa kịp thời; Công tác giámsát, thanh tra chưa phát huy được hiệu quả, dẫn đến thất thoát, lãngphí vốn của Nhà nước cũng như làm giảm hiệu quả của nguồn vốnODA. Từ những tồn tại nói trên, việc tăng cường quản lý vốn đầu tưxây dựng cơ bản từ nguồn ODA của tỉnh Quảng Trị là hết sức cầnthiết, nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, chống thất thoát lãng phí, dàntrải nợ đọng vốn đầu tư cơ bản từ nguồn ODA và thực hiện tốt chủtrương của Đảng, Nhà nước đề ra trong thời gian tới đó là thực hiệnnghiêm túc cải cách hành chính, đổi mới quản lý chi tiêu công, thựchành chính sách tiết kiệm. Đây là vấn đề quan trọng cần được nghiêncứu về mặt lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ những phân tích nêutrên, đề tài: “Quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản(từ nguồn ODA) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” được chọn làm luậnvăn thạc sĩ quản lý công.2. Tình hình nghiên cứu - Luận án tiến sỹ kinh tế “Những giải pháp chủ yếu nhằm hoànthiện công tác quản lý vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong 1lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn Hà Nội” của NguyễnThị Hoàng Oanh, Trường Đại học Thương mại, 2006, đã nghiên cứuvề hoạt động quản lý nguồn vốn ODA qua khảo sát thực tiễn quátrình triển khai các dự án ODA về kết cấu hạ tầng đô thị (chủ yếutrong các lĩnh vực giao thông đô thị, cấp điện, chiếu sáng công cộng,cấp thoát nước, vệ sinh môi trường) của Hà Nội trong khoảng thờigian 20 năm (1985 - 2005). Tác giả đã phân tích hoạt động quản lýODA ở đây bao gồm các khâu kêu gọi, thu hút và tổ chức triển khaidự án ODA. Những phân tích của tác giả có thể kế thừa trong đề tàinghiên cứu, tuy nhiên giải pháp của tác giả Nguyễn Thị Hoàng Oanhchủ yếu hướng đến các cấp ngành có liên quan của Hà Nội trong việcquản lý ODA dành cho cơ sở hạ tầng. - Luận văn thạc sỹ Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầutư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thứctrên địa bàn tỉnh Quảng Trị của Nguyễn Việt Hà - Trường Đại họcKinh tế Huế, năm 2015. Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận vềquản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản và nguồn vốn hỗ trợ pháttriển chính thức, phân tích thực trạng và những nguyên nhân thựchiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản không hiệu quả. Từ đó, đề xuấtmột số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý các dự án đầu tưxây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức trênđịa bàn tỉnh Quảng Trị. Những phân tích của tác giả có thể kế thừatrong đề tài nghiên cứu, tuy nhiên giải pháp của tác giả Nguyễn ViệtHà chủ yếu hướng đến vận động thu hút nguồn vốn, giải pháp quyhoạch đô thị, hoàn thiện bộ máy quản lý và năng lực cán bộ BanQLDA, … là những nhóm giải pháp về quản lý thực hiện các chươngtrình, dự án XDCB. - Bài báo của Thạc sỹ Hoàng Ngọc Âu - Học viện Hành chínhQuốc gia “Bàn thêm về quản lý nguồn vốn ODA tại Việt Nam”. Tạpchí Khoa học xã hội Việt Nam. Nguồn vốn viện trợ phát triển chínhthức (ODA) đã đặt dấu ấn ở nhiều lĩnh vực, công trình và nhiều vùngmiền của đất nước ta, đồng thời góp phần ổn định và cải thiện kinh tếvĩ mô. Không những do bối cảnh của nền kinh tế Thế giới còn gặpnhiều khó khăn như hiện nay, mà cả vấn đế chuyển giai đoạn vềchính sách cho vay của các nhà tài trợ ODA, việc nghiên cứu và đánhgiá hiệu quả các khoản vốn vay ODA của Việt Nam đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: