Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh - Từ thực tiễn tỉnh An Giang

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 269.75 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (28 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm rõ thêm những vấn đề lý luận, thực tiễn của quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh cũng như tìm kiếm các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, qua đó, góp phần bảo đảm công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có được năng lực thực thi nhiệm vụ, công vụ đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh - Từ thực tiễn tỉnh An Giang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VÕ THỊ ÁNH XUÂNQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BỒI DƯỠNG CÔNGCHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH – TỪ THỰC TIỄN TỈNH AN GIANG Chuyên ngành : Quản lý công Mã số : 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2020 2 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lương Thanh Cường Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Hải Phản biện 2: TS. Nguyễn Ngọc Vân Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hànhchính Quốc gia. Thời gian, địa điểm: 13h30 ngày 09/12/2020 Phòng B nhà A, Hội trường bảovệ luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - TP. Hà Nội. Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trêntrang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong nền công vụ, công chức là nhân lực chủ yếu đảm nhận việc thựcthi nhiệm vụ, công vụ. Là những người trực tiếp tham mưu, giúp Ủy ban nhândân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước ở địa phương theo thẩm quyền, năng lựcthực thi công vụ của công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dântỉnh tác động trực tiếp đến chất lượng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ởđịa phương. Công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh giữ vai tròduy trì và phát triển nền công vụ của tỉnh, đảm bảo hoạt động lãnh đạo củaTỉnh ủy, quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh cũng như quản lý nhànước trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, phụcvụ Nhân dân, góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Để có được đội ngũ công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhândân tỉnh có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thông vềchuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng và thích ứng kịp thời, đầy đủ các yêu cầu nềnhành chính hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, công khai, minh bạch cũngnhư yêu cầu về quản lý phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương, tất yếu phảiquản lý, tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ cán bộ, công chức củađịa phương nói chung, công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhândân tỉnh nói riêng, đồng thời cũng là một nhiệm vụ thường xuyên trong quảnlý công chức. Quản lý nhà nước về BDCC nói chung, BDCC cơ quan chuyên mônthuộc Ủy ban nhân dân tỉnh nói riêng, trong thời gian qua, đã đạt được nhữngkết quả nhất định. Thể chế quản lý nhà nước về BDCC từng bước được bổsung, hoàn chỉnh. Các chương trình, tài liệu bồi dưỡng được biên soạn, banhành theo hướng bám sát hơn yêu cầu của ví trị việc làm; không chỉ bồidưỡng về chính trị mà còn cả kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước, văn hóacông vụ, đạo đức công vụ, tin học và ngoại ngữ…Hệ thống các cơ sở đào tạo,bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đang được rà soát, sắp xếp và đổimới theo tinh thần của Nghị quyết số 19-NQ-TW, ngày 25 tháng 10 năm2017, Hội nghị lần thứ 6, BCHTW khóa XII Về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ 4chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sựnghiệp công lập. Chất lượng đội ngũ giảng viên từng bước được nâng cao.Thông qua đó, đã tổ chức bồi dưỡng, góp phần trang bị, cập nhật, nâng caokiến thức, kỹ năng cho công chức, giúp công chức đáp ứng được yêu cầu pháttriển của nền công vụ. Bên cạnh những kết quả đạt được, có thể thấy, quản lý nhà nước vềBDCC cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh còn có những hạnchế, thiếu hụt nhất định. Cơ chế quản lý nhà nước về BDCC chưa thực sự tạothành động lực và áp lực để công chức thường xuyên được bồi dưỡng, tự bồidưỡng; chương trình, tài liệu bồi dưỡng chậm được chỉnh sửa, cập nhật, bổsung, còn trùng lắp, chưa gắn với chức năng, nhiệm vụ, thực tế giải quyếtcông việc của công chức, với quy hoạch, bố trí, sử dụng công chức và vớitổng kết thực tiễn của đất nước và địa phương; chất lượng BDCC chưa đượckiểm định, hiệu quả bồi dưỡng còn thấp, nội dung chương trình và phươngpháp đào tạo chậm đổi mới. Do vậy, quản lý nhà nước về BDCC cơ quan chuyên môn thuộc Ủy bannhân dân tỉnh chưa đạt được mục đích, yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Vì vậy, đề tài Quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cơ quanchuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh - Từ thực tiễn tỉnh An Giang đượclựa chọn để nghiên cứu nhằm làm rõ thêm những vấn đ ...

Tài liệu được xem nhiều: