Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn huyện Bình Chánh Thành Phố Hồ Chí Minh

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 394.28 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn huyện Bình Chánh Thành Phố Hồ Chí Minh" nhằm nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn liên quan về quản lý dân số ở cấp huyện làm cơ sở đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động quản lý dân số ở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn huyện Bình Chánh Thành Phố Hồ Chí MinhBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ THÙY DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DÂN SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH CHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2024Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ HƯỜNG Phản biện 1: TS. Nguyễn Thị Phương Phản biện 2: TS. Nguyễn Hồng Anh Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Phân hiệuHọc viện Hành chính Quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh Địa điểm: Phòng họp 501 nhà E - Phân hiệu Học viện Hành chính Quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh. Số 10 - Đường 3/2 - Phường 12 - Quận 10 - TP Hồ Chí Minh Thời gian: Vào hồi 8 giờ 30 phút, ngày 28 tháng 9 năm 2024 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Học viện Hành chính Quốc gia 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài (Tính cấp thiết của đề tài) Dân số là yếu tố trực tiếp tác động đến năng suất sản xuất, tiêudùng và đầu tư, từ đó thúc đẩy sự phát triển KT - XH bền vững. Đặcbiệt, dân số trẻ có thể mang lại sự sáng tạo và năng lượng tích cực chonền kinh tế. Bình Chánh có vị trí tiếp giáp với huyện Đức Hòa, Bến Lức củaLong An về phía Tây, phía Nam giáp với huyện Cần Giuộc. Với vị tríđặc biệt như vậy, Bình Chánh được ví như cầu nối giữa trung tâmTP.HCM với 13 tỉnh thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trongnhững năm gần đây, huyện Bình Chánh có tốc độ tăng dân số cao,trong đó dân số nhập cư rất lớn khiến cho địa phương gặp áp lực về hạtầng, nhà ở và phát sinh vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự,ảnh hưởng đến chất lượng sống của người dân trên địa bàn huyện. Để đảm bảo sự phát triển bền vững của huyện Bình Chánh trongtương lai, công tác dân số cần được chú trọng và quan tâm một cáchtoàn diện. Việc hoàn thiện tổ chức, nâng cao chất lượng nguồn nhânsự trong lĩnh vực này và đảm bảo chính sách hỗ trợ cho người dân làđiều rất cần thiết. Cần có sự chỉ đạo và phân bổ nguồn lực hợp lí đểthúc đẩy công tác dân số, cũng như phải tận dụng hiệu quả vai trò củaBan Chỉ đạo dân số và phát triển và vai trò của Phòng Y tế về công tácdân số. Là một người con của quê hương Bình Chánh, tôi nhận thứcđược tầm quan trọng của dân số và QLNN về dân số nên tôi đã lựachọn đề tài “Quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn huyện BìnhChánh Thành Phố Hồ Chí Minh” làm đề tài để nghiên cứu. Hi vọngvới những kết quả nghiên cứu của bản thân sẽ góp phần nâng cao hiệuquả trong công tác quản lý dân số ở địa phương, hướng tới tăng trưởng 2toàn diện, mạnh mẽ và bền vững cũng như góp phần phát triển KT -XH của huyện Bình Chánh. 2. Tình hình nghiên cứu Việc quản lý dân số trên địa bàn huyện Bình Chánh và việc quảnlý cán bộ thực hiện công tác dân số trên địa bàn huyện đang gặp phảihàng loạt thách thức cần phải được nghiên cứu và giải quyết. Cho đếnthời điểm hiện tại, đã có một số nghiên cứu liên quan đến vấn đề này,bao gồm các khía cạnh về lý luận và thực tiễn đã được tiến hành, cụthể như sau: -Một số bài công trình nghiên cứu là giáo trình, bài báo, tạp chívề dân số tiêu biểu: Nguyễn Kim Phương – Ngô Quỳnh An (2019),“Giáo trình Dân số với phát triển và quản lý”. Nguyễn Thị Thành(2021), “Giáo trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình”. Phạm HươngTrà (2020), “Một số giải pháp tăng cường thực hiện công tác dânsố trong tình hình mới”. Nguyễn Đức Thắng (2020), “Hoàn thiệnchính sách dân số ở Việt Nam trong tình hình mới”. Nguyễn ĐìnhCử (2020), “Những vấn đề cần nghiên cứu và giảng dạy khi chuyểntrọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hoá gia đình sang dân sốvà phát triển”. Đỗ Thị Hồng (2020), “Công tác truyền thông về dânsố giai đoạn 2020 - 2030”. Nguyễn Cao Siêng – Bạch Thị Hảo (2021),“Tăng dân số cơ học tác động đến công tác quản lý nhà nước vềtrật tự xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Tạ Thị Hương(2022), “Tổng quan về tình hình dân số thế giới năm 2022”. Tạ ThịHương (2024), “Xu hướng phát triển dân số thế giới hiện nay”. Một số công trình là luận án, luận văn thạc sĩ nghiên cứu về dânsố: Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Địa lý học của trường Đại họcSư phạm TP Hồ Chí Minh (2013) của tác giả Lê Thị Hồng Quế “Chất 3lượng dân số quận Bình Tân (TP. Hồ Chí Minh) trong quá trình đôthị hóa”. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế của Trường Đại học Kinh tế TP HồChí Minh chuyên ngành Chính sách công “Sự già hóa dân số và cácvấn đề chăm sóc người cao tuổi ở đô thị - nghiên cứu trường hợpthành phố Hồ Chí Minh” (2012) của tác giả Nguyễn Thị ThanhHuyền. Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Địa lý học của trường Đại họcSư phạm TP Hồ Chí Minh “Biến động dân số và ảnh hưởng của nóđến phát triển KT - XH tỉnh Đồng Nai” (2020) của tác giả NguyễnThị Lý. “Quản lý nhà nước về dân số, kế hoạch hóa gia đình trên địabàn Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang”, luận văn thạc sĩQLHCNN (2015) của tác giả Hoàng Thị Phương Thúy. Luận văn thạc sĩ quản lý công “Thực tiễn chính sách dân sốvà phát triển từ thực tiễn Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” củatác giả Cù Thị Ba (2019). Kết quả của các nghiên cứu đã tiến hành sẽ đóng vai trò quantrọng trong việc làm rõ khía cạnh về lý thuyết và thực tiễn của việcQLNN về dân số tại một số địa phương. Cho đến thời điểm hiện tại, theo nghiên cứu của tác giả chưa cóbất kỳ nghiên cứu nào đã được tiến hành một cách có hệ thống về vấnđề QLNN về dân số tại huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích: là nghiên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: