Danh mục

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 571.19 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn trình bày về vai trò, nội dung quản lý nhà nước về đào tạo nghề; phân tích đánh giá tình hình phát triển đào tạo nghề; tình hình quản lý nhà nước về đào tạo nghề của huyện; xác định mục tiêu nhiệm vụ phát triển đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triển lực lượng lao động theo cơ cấu nền kinh tế; từ đó đề xuất các giải pháp phát huy vai trò quản lý của Nhà nước để đạt được mục tiêu, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Bố Trạch tỉnh Quảng BìnhBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ……/...… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HỮU TÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCVỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. PHÙNG VĂN HIỀN Phản biện 1: .............................................................................. .............................................................................. Phản biện 2: .............................................................................. ..............................................................................Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ,Học viện Hành chính Quốc giaĐịa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luậnvăn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc giaSố: ...............................................................................................Thời gian: vào hồi ..... giờ ..... ngày ..... tháng ..... năm 201 ........ Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực luôn có vai trò quan trọng quyết định đến sự pháttriển KT - XH của nước ta, đặc biệt trong giai đoạn nguồn lực tài chínhvà nguồn lực vật chất còn hạn hẹp như hiện nay. Hiện nay, ở nước ta, có tới 70% dân số trong độ tuổi lao động đangsinh sống và làm việc tại khu vực nông thôn. Đây là nguồn nhân lực dồidào có vai trò quan trọng trong quá trình CNH - HĐH đất nước. Nhậnthức được tầm quan trọng này, Đảng và Nhà nước đã và đang quan tâmchỉ đạo triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làmcho lao động tại khu vực nông thôn. Trong chiến lược phát triển KT -XH đến năm 2020, việc nhanh chóng thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinhtế tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp làbước quan trọng nhằm tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Tuynhiên, trên thực tế lực lượng lao động nông thôn được đào tạo và bồidưỡng kiến thức về nghề nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp, chất lượng đào tạonghề cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, số lượngvà cơ cấu nghề đào tạo vẫn mất cân đối. Điều này khiến không ít ngườilao động gặp khó khăn trong quá trình tìm việc làm có thu nhập để nângcao chất lượng cuộc sống. Trong giai đoạn 2011-2016, công tác QLNN về ĐTN cho LĐNT tạihuyện Bố Trạch đã đạt được những thành tựu nhất định: Hệ thống cơ sởđào tạo nghề được quy hoạch, phát triển mạnh mẽ, nhất là Trung tâm dạynghề huyện được thành lập; quy mô đào tạo được mở rộng; Công táctuyên truyền phổ biến pháp luật về dạy nghề cho lao động nông thôn,công tác quy hoạch, kế hoạch, dự báo nhu cầu đào tạo nghề cho lao độngnông thôn được các cấp chính quyền quan tâm triển khai; các nhân tốđảm bảo chất lượng đào tạo được tăng cường khiến chất lượng đào tạonghề cũng dần được cải thiện; đã gắn mục tiêu đào tạo nghề với chuyểndịch cơ cấu lao động, cơ cấu KT - XH; sau đào tạo nhiều lao động đã tìmđược việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triểnKT - XH và xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề ở huyện Bố Trạch vẫn còn tồntại nhiều bất cập: công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luậtvề dạy nghề cho lao động nông thôn chưa hiệu quả, bộ máy quản lýnhà nước về công tác đào tạo nghề chưa hoàn thiện, thiếu kinhnghiệm; việc triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nôngthôn chưa gắn kết chặt lẽ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, 1quy hoạch xây dựng nông thôn mới, với thị trường lao động; công táckiểm tra, giám sát chưa thực hiện thường xuyên và còn thiếu chặt chẽdẫn đến chất lượng, hiệu quả đào tạo chưa cao, chưa phù hợp với nhucầu của người học và người sử dụng lao động và mục tiêu của Đề ánĐào tạo nghề cho lao động nông thôn. Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả lựa chọn vấn đề Quản lý Nhànước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Bố Trạch,tỉnh Quảng Bình” để làm đề tài nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Hiện nay liên quan đến đề tài về ĐTN cho LĐNT đã có nhiều công trìnhkhoa học, luận văn thạc sĩ nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau và cũng đãđạt được một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên chưa có đề tài nghiên cứuvề đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Bố Trạch,tỉnh Quảng Bình. Việc nghiê ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: