Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về du lịch tại quận Đồ Sơn thành phố Hải Phòng

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 387.96 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (25 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm đề xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện QLNN về Du lịch trên địa bàn quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển Kinh tế - Xã hội chung của Thành phố.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về du lịch tại quận Đồ Sơn thành phố Hải Phòng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THỊ HÀ LANQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỒ SƠN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, NĂM 2018 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hải Phòng, thành phố Cảng, cửa chính ra biển của miền Bắc, một cực tăngtrưởng quan trọng của vùng kinh tế động lực phía Bắc.Vị trí địa lý cùng hệ thốnggiao thông đường thuỷ, đường bộ, đường sắt, sân bay, cảng biển quốc tế đang dầnđược hoàn thiện, tạo ra cơ hội giao lưu phát triển kinh tế, thương mại và dịch vụdu lịch. Bên cạnh đó, Hải Phòng còn có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên đadạng với núi, rừng, biển, đảo kết hợp bản sắc văn hoá độc đáo của cư dân miềnbiển. Hiện tại và trong những năm qua, ngành Du lịch Hải Phòng đã và đang đónggóp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của thành phố, tạoviệc làm, thúc đẩy xuất khẩu tại chỗ, nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân,đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế. Nhận thức được tiềm năng trên, Hải Phòngđã xác định du lịch là ngành kinh tế thế mạnh cần được phát triển, trong đó quậnĐồ Sơn đã tập trung được nhiều cho phát triển du lịch. Đồ Sơn là một quận của Thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố20km về phía Đông nam. Với 3 mặt giáp biển, Đồ Sơn được thiên nhiên ban tặngcảnh quan “sơn thủy hữu tình”, có nhiều bãi biển đẹp, rừng thông thơ mộng, cónhiều tiềm năng , lợi thế để phát triển du lịch đường Hồ Chí Minh trên biển huyềnthoại. Năm 2013, tổ chức kỷ lục Việt Nam đã xác lập và tôn vinh giá trị kỷ lục ViệtNam “Bến K15 quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng - điểm xuất phát đường HồChí Minh trên biển phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”. Sự đa dạng, phong phú về tài nguyên du lịch, thuận lợi về vị trí địa lý vàgiao thông là cơ sở, điều kiện rất quan trọng để Đồ Sơn có thể trở thành mộttrong những trọng điểm du lịch quốc gia, phát triển du lịch thành ngành kinh tếmũi nhọn của quận Đồ Sơn và của thành phố Hải Phòng. Tuy nhiên, hoạt động du lịch của Đồ Sơn còn nhiều hạn chế về tốc độphát triển du lịch so với tiềm năng , về chất lượng sản phẩm du lịch, chất lượngvà tính đồng bộ của hệ thống cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ lao động ngànhdu lịch, về công tác quản lý hoạt động du lịch, sức cạnh tranh của sản phẩm trênthị trường… Nguyên nhân là do chưa xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triểndu lịch bền vững. Phát triển các dự án, các khu du lịch chưa quan tâm tới đánhgiá tác động môi trường , gắn với bảo vệ tài nguyên du lịch, tài nguyên thiênnhiên.Việc xây dựng, đổi mới và hoàn thiện chính sách thúc đẩy phát triển dulịch còn hạn chế. Công tác tổ chức xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh; thu hútcác chủ thể tham gia vào phát triển du lịch chưa được quan tâm đúng mức. Côngtác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm còn lỏng lẻo và thiếu cương quyết…Trước thực trạng trên, đòi hỏi các cấp, các ngành chức năng cần phải nghiên cứu, 1xây dựng các hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm khắc phục những tồn tại, yếu kémtrong công tác quản lý nhà nước về du lịch. Vì vậy, tôi chọn đề tài: Quản lýnhà nước về du lịch tại quận Đồ Sơn thành phố Hải Phòng làm đề tài luậnvăn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trên thế giới, du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế lớntrong toàn bộ nền kinh tế của mỗi quốc gia với khả năng thu lợi và tiềm năngphát triển to lớn. Ngành du lịch là một trong những ngành đóng góp GDP lớntrong cơ cấu kinh tế, chính vì vậy, tầm quan trọng của phát triển ngành du lịchđối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, cũng như của địa phương làmột đề tài được các nhà nghiên cứu quan tâm sâu sắc. Có thể kể đến một sốcông trình như: - Nguyễn Thị Thanh Hiền ( 1995) “ Quản lý nhà nước về du lịch trong giaiđoạn phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ khoa học kinhtế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.Luận văn đã phân tích đặc điểm,vai trò của ngành du lịch trong giai đoạn đầu phát triển nền kinh tế thị trườngViệt Nam, đánh giá thực trạng QLNN về du lịch ở một địa phương cụ thể. - Trịnh Đăng Thanh ( 2004) “ Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối vớihoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay”, Luận án đã đưa ra cơ sở lý luận về sựcần thiết phải QLNN bằng pháp luật đối với HDDL; phân tích, đánh giá thựctrạng và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN bằng pháp luật đốiHĐ DL trước yêu cầu mới. Tuy nhiên, tác giả chưa nghiên cứu toàn diện vấn đềQLNN đối với HĐ DL nói chung và ở từng địa phương nói riêng. Trần Phát Linh (2012), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bềnvững ở Việt Nam, luận án Tiến sĩ chuyên ngành kinh tế Chính trị Đại học Vinh.Luận án đã phân tích các nguyên tắc cơ bản đảm bảo phát triển bền vững, các dấuhiệu phát triển bền vững về kinh tế, xã hội môi trường; đánh giá thực trạng khaithác tài nguyên du lịch ở Việt Nam; tổng kết kinh nghiệm quốc tế phát triển du lịchbền vững; đề xuất các giải pháp về cơ chế chính sách về tổ chức hoạt động quản lýtài nguyên du lịch, nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, đào tạo, quảng bá,nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển gắn với cộng đồng. Lê Anh Cường(2013), Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch ở Thànhphố Hạ Long, Luận văn thạc sĩ kinh tế,Trường Đại học kinh tế và quản trị kinhdoanh, Đại học Thái Nguyên. Đinh Thị Thùy Liên (2016)“ Quản lý nhà nước về Du lịch trên địa bàn tỉnhQuảng Ninh”, Luận văn thạc sĩ quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia. 2 Các công trình trên đã nghiên cứu về phát triển du lịch nhưng chưa cócông trì ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: