Danh mục

Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 690.59 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn xác định có những nhiệm vụ sau: Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến quản lý nhà nước về du lịch. Phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Đắk Nông từ năm 2011 đến nay, từ đó đánh giá các kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk NôngBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM THANH LONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG ĐẮK LẮK - NĂM 2017 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Kim Tiên Phản biện 1:………………………………………………………………. ……………………………………………………………….. Phản biện 2:………………………………………………………………. ……………………………………………………………….. Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hànhchính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ,Học viện Hành chính Quốc gia Số:… - Đường…………… - Quận……………… - TP……………… Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 201... PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đắk Nông nằm ở cửa ngõ phía Nam Tây Nguyên, có vị trí địa lý hết sức thuận lợi, có sự đa dạng vềvăn hóa và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, lịch sử đặc sắc của 40 cộng đồng dân tộc cùng chungsống với những bản sử thi truyền đời, những di tích lịch sử, không gian nghệ thuật, văn hóa cồng chiêng, ...;nơi đây được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều thắng cảnh hùng vĩ, hữu tình, khí hậu trong lành, mát mẽ,những cánh rừng nguyên sinh, những con sông, con suối góp cùng địa hình vùng cao tạo thành những hồnước và các Khu bảo tồn thiên nhiên hình thành các quần thể du lịch hấp dẫn. Đặc biệt, với hệ thống hangđộng núi lửa ở khu vực K’rông Nô được đánh giá là lớn nhất Đông Nam Á - di sản thiên nhiên độc đáo củaquá trình phun trào núi lửa cách đây hàng triệu năm. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan thì ngành du lịch Đắk Nông chưa phát triển nếu khôngmuốn nói là đang ở tình trạng kém phát triển. Mặc dù tỉnh đã ban hành các chính sách khuyến khích đầu tưvào lĩnh vực du lịch nhưng trên thực tế trong thời gian qua việc đầu tư cho ngành du lịch của tỉnh mới chỉ ởmức độ giới thiệu tiềm năng, mời gọi đầu tư và hình thành hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch tại thị xã GiaNghĩa. Hiện trạng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn chưa hoàn thiện, các khu, điểm dulịch chỉ ở dạng tiềm năng, doanh số kinh doanh du lịch còn thấp, chưa tạo được sản phẩm du lịch gắn với đặcthù của địa phương, cộng đồng dân cư chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của phát triển du lịch vàhưởng lợi từ du lịch mang lại; việc kết nối các tour, tuyến, điểm du lịch chưa tốt; hoạt động xúc tiến đầu tưmới chỉ dừng ở mức độ kêu gọi, quảng bá; một số điểm du lịch đang khai thác, chủ đầu tư chưa chú trọngđến tính bền vững còn buông lỏng quản lý, bảo vệ khiến cảnh quan môi trường đặc biệt là rừng bị tàn phánghiêm trọng; tiến độ triển khai các dự án du lịch trên địa bàn còn chậm, một số nhà đầu tư không đủ nănglực, một số dự án phải thu hồi, ... Để khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, cần có sự can thiệpmạnh mẽ của Nhà nước, Chính vì vậy, nhằm đề ra những giải pháp góp phần khắc phục thực trạng trên, tôiđã chọn đề tài “Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông” làm đề tài nghiên cứu luận văn caohọc của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Liên quan đến đề tài nghiên cứu, đã có một số công trình khoa học công bố và nhóm tác giả, cá nhânnghiên cứu, điển hình: - Hoàng Tuấn Anh (2007), “Du lịch Việt Nam - Thành tựu và phát triển”, Tạp chí Quản lý nhà nước,số 133. - Trần Xuân Ảnh (2007), Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thị trường du lịch, Tạp chíQuản lý nhà nước, số 132. - Nguyễn Minh Đức (2007), “Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch tỉnh Sơn Latrong quá trình CNH, HĐH”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. - Bùi Quang Mích (2016) Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông tạiHội nghị xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch tỉnh Đắk Nông. - Trịnh Đăng Thanh (2004) “Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Namhiện nay”, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 1 Các công trình nghiên cứu nêu trên là nguồn tư liệu quý để đề tài tham khảo và kế thừa. Tuy nhiên,đề tài Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông là một đề tài không trùng lặp, mang tínhđặc thù riêng, chưa có đề tài khoa học nào nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Nghiên cứu đánh giá thực trạng để đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lýnhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, nhằm thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triểnnhanh và bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và xu hướng hội nhập. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận văn xác định có những nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến quản lý nhà nước về du lịch - Phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Đắk Nông từ năm 2011 đếnnay, từ đó đánh giá các kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất các giải pháp phù hợp, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạtđộng du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, tầm nhìn tới năm 2030. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý nhà ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: