Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong bối cảnh sau dịch bệnh

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 542.47 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn "Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong bối cảnh sau dịch bệnh" nhằm đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất các giải pháp khắc phục ảnh hưởng của dịch bệnh, thúc đẩy du lịch tỉnh phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong bối cảnh sau dịch bệnhBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………./………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐINH THỊ MỸ DUYÊN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG BỐI CẢNH SAU DỊCH BỆNH COVID-19 Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2023 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS.ĐINH KHẮC TUẤN Phản biện 1: TS. Trần Đình Chín Phản biện 2: PGS.TS. Trần Xuân BìnhLuận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Phân viện Họcviện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung.Địa điểm: Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vựcMiền Trung.Số 201 - Đường Phan Bội Châu - Phường Trường An - TP HuếThời gian: .......................................................Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Phân viện Học viện Hànhchính Quốc gia khu vực Miền Trung hoặc trên trang Web KhoaSau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài luận văn Là một trong những hoạt động có vai trò quan trọng đối với nềnkinh tế, du lịch -ngành công nghiệp không khói, hiện đang là mộttrong những nhóm ngành mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam, có tốcđộ phát triển nhanh, thu hút nhân lực và đóng góp đáng kể cho tăngtrưởng kinh tế nước ta. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thị trườngvà toàn cầu hóa, ngành du lịch phải đối mặt nhiều thách thức đến từsự cạnh tranh gia tăng, biến đổi khí hậu và tác động tiêu cực đến môitrường, xã hội. Có thể thấy rằng, hoạt động du lịch ảnh hưởng đángkể đến nền kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái, do đó đòi hỏi phảicó sự quản lý chặt chẽ, hiệu quả của chính phủ. Là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên và di sản vô cùngđa dạng, du lịch ở Việt Nam được xem là một ngành có tương lai đầyhứa hẹn, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Do đó, trongnhững năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sáchvà quan điểm nhằm phát triển ngành du lịch. Công tác quản lý nhànước về du lịch cũng được coi trọng và không ngừng đổi mới để phùhợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tếcủa đất nước. Từ sau khi đổi mới đất nước, ngành du lịch của Việt Nam đãkhắc phục được nhiều hạn chế, đồng thời phát triển nhanh về cả quymô lẫn chất lượng. Với sự phát triển, mở rộng của hệ thống doanhnghiệp và cơ sở vật chất, Việt Nam đang dần trở thành điểm đến hấpdẫn đối với người dân trong nước và bạn bè quốc tế. Qua việc thựchiện đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng, lượng khách du lịch đếnViệt Nam và doanh thu du lịch liên tục tăng mạnh, đóng góp vô cùnglớn vào tăng trưởng GRDP của đất nước. Ngoài ra, phát triển du lịch 1cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tôn vinh giá trị di sản vănhóa, tài nguyên thiên nhiên, cũng như xây dựng hình ảnh và nâng tầmvị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Du lịch không chỉ là hoạtđộng kinh tế – xã hội đơn thuần mà còn tạo ra nhiều việc làm, nângcao đời sống nhân dân, góp phần giảm tụt hậu, xóa đói giảm nghèocho những vùng xa xôi. Với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng và nguồn nhân lực dồi dào,Thừa Thiên Huế có rất nhiều lợi thế để phát triển du lịch so với các địaphương khác. Ngoài ra, với bề dày lịch sử và hệ thống văn hóa đặc sắc,từ lâu đây đã là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoàinước. Tuy nhiên, có thể thấy rằng du lịch Huế vẫn chưa khai thác tốiđa lợi thế đó để phát triển kinh tế. Trước tình hình đó, lãnh đạo tỉnhcũng như các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn cần có những nỗ lựcđặc biệt để đưa du lịch Huế phát triển xứng với tiềm năng. Từ đầu năm 2020, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã ảnhhưởng đáng kể đến việc đi lại và du lịch toàn cầu, nhiều công ty dulịch, lữ hành trong và ngoài địa bàn tỉnh đều rơi vào khó khăn chung.Đại dịch như một con dao vô hình đẩy nền kinh tế vào cuộc khủnghoảng tồi tệ nhất, gây ra hàng loạt hệ lụy, sự lây lan của dịch bệnh đãgây ra tác động bất lợi lâu dài đến du lịch ở Việt Nam và Thừa ThiênHuế nói chung. Có thể thấy rằng sự ra đời của những chính sách mớiphù hợp với bối cảnh là vô cùng cần thiết nhằm khắc phục các khókhăn, đưa thị trường du lịch trở lại. Trước những vấn đề trên, việc nghiên cứu thực trạng quản lýnhà nước về hoạt động du lịch tại Thừa Thiên Huế trong bối cảnh saudịch Covid-19 và từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm hồiphục và thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững là vô cùng cầnthiết. Đồng thời các nhà quản lý địa phương c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: