Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững – Từ thực tiễn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 324.18 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn đã khái quát, làm rõ được những lý luận cơ bản liên quan đến quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. Đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững – Từ thực tiễn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng BìnhBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………./………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THỊ HỒNG NHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG – TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2019Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. THÁI THANH HÀ Phản biện 1:..................................................................... Phản biện 2:...................................................................... Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Phânviện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP Huế. Địa điểm: Phòng………., Nhà B - Hội trường bảo vệ luậnvăn thạc sĩ, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP Huế. Số 201 - Đường Phan Bội Châu - Phường Trường An - TP Huế Thời gian: Ngày tháng năm 2019. Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Phân viện Học việnHành chính Quốc gia tại TP Huế hoặc trên trang Web Khoa Sau đạihọc, Học viện Hành chính Quốc gia MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Giảm nghèo là một chủ trương lớn, nhất quán của Đảng vàNhà nước ta; trong những năm qua hệ thống giảm nghèo của nước tangày càng được tăng cường, hoàn thiện và hiệu quả hơn, ngườinghèo tiếp cận ngày càng đầy đủ hơn các chính sách trợ giúp củaNhà nước; một số chính sách đã đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả. Trong bối cảnh kinh tế đất nước còn khó khăn, Chính phủ vẫnchỉ đạo ưu tiên cho lĩnh vực giảm nghèo, đồng thời tiếp tục bố tríkinh phí để triển khai có hiệu quả các chính sách giảm nghèo và hỗtrợ đồng bào dân tộc thiểu số, ưu tiên đầu tư nguồn lực cho các địabàn nghèo; ban hành một số chính sách an sinh xã hội để trợ giúpngười nghèo khó khăn về đời sống... Các chương trình, chính sáchgiảm nghèo đã huy động sức mạnh, sự tham gia vào cuộc của cả hệthống chính trị và toàn xã hội, đã tạo nguồn lực to lớn cùng với cácnguồn lực của Chính phủ thực hiện có hiệu quả nhiều chương trình,chính sách giảm nghèo. Có thể nói Chương trình giảm nghèo là mộtchủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, đã khơi dậy và làm phong phúthêm truyền thống nhân đạo của dân tộc ta. Cũng chính từ Chươngtrình này, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc vàđoàn thể nhân dân được củng cố, tình cảm trong cộng đồng dân cưđược gắn bó sâu sắc hơn, góp phần tích cực vào việc phát triển kinhtế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự, góp phần đảmbảo công bằng xã hội. Lệ Thủy là một huyện nằm ở phía Nam của tỉnh QuảngBình. Gồm 28 xã, thị trấn, chủ yếu là người dân tộc Kinh và VânKiều. Địa hình phức tạp, Phía Tây là dãy Trường Sơn, dốc theo 1hướng đông với vùng núi, đồi; Ở giữa là một dải đồng bằng hẹp haibên bờ sông Kiến Giang. Ven biển là một dải cồn cát trắng. Dân cưphân bố không đều, đời sống khó khăn có sự phân bố giàu nghèo,đặc biệt là các xã miền núi khó khăn và người dân tộc Vân kiều.Trong những năm qua, việc giảm nghèo ở huyện Lệ Thủy đã đạtđược một số kết quả nhất định. Đảng bộ và chính quyền địa phươngđã có nhiều chủ trương, chính sách và phương pháp nhưng thực tếcòn nhiều hạn chế, tỉ lệ hộ nghèo vẫn còn ở mức cao. Quá trình giảmnghèo chưa thực sự bền vững, tỉ lệ hộ thoát nghèo nhưng mức thunhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn, tỷ lệ hộ tái nghèo hàng năm còncao; chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư vẫn cònkhá lớn, đời sống người nghèo nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn,nhất là các xã đặc biệt khó khăn của huyện. Tình hình trên trước hết do nguồn lực thực hiện Chương trìnhchưa đáp ứng được nhu cầu. Một số chương trình, chính sách giảmnghèo chưa đồng bộ, còn mang tính ngắn hạn, thiếu sự gắn kết chặtchẽ; cơ chế quản lý, chỉ đạo điều hành, phân công phân cấp còn chưahợp lý, việc tổ chức thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở một số nơichưa sâu sát. Sự phối kết hợp giữa các phòng, ban, đơn vị để thựchiện nhiệm vụ giảm nghèo có lúc còn thiếu chặt chẽ; việc lồngghép các chương trình, dự án có cùng mục tiêu tác động đến côngtác giảm nghèo còn lúng túng, thiếu đồng bộ nên hiệu quả chưacao. Một bộ phận người nghèo còn tâm lý ỷ lại, chưa tích cực, chủđộng vươn lên thoát nghèo... Từ những nhận thức về công tác giảm nghèo và những yêu cầuđặt ra đối với vấn đề giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện LệThủy, tỉnh Quảng Bình, tôi xin chọn đề tài: “Quản lý Nhà nước về 2giảm nghèo bền vững - Từ thực tiễn huyện Lệ Thủy, tỉnh QuảngBình” làm đề tài luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trong thời gian qua vấn đề xóa đói, giảm nghèo và quản lýnhà nước về giảm nghèo bền vững có rất nhiều người quan tâm vànghiên cứu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu đến vấn đề này dướirất nhiều khía cạnh khác nhau, các hình thức khác nhau và ở các địaphương khác nhau. Mặc dù có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấnđề giảm nghèo, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu sâu sắcvà toàn diện về vấn đề quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững -Từ thực tiễn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình với cách tiếp cận đầyđủ dưới góc độ của khoa học Quản lý công. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích: Trên cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về nghèo bền vững,luận văn đã đánh giá phân tích thực trạng và đề ra những giải phápnâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về nghèo bền vững trênđịa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. 3.2. Nhiệm vụ: Để đạt được những mục đích trên, luận văn thực hiện cácnhiệm vụ nghiên cứu sau: - Hệ thống hóa cơ sở khoa ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: