Danh mục

Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 614.12 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn được chia ra làm 3 chương được trình bày như sau: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số; Thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk; Phương hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM QUỐC CƯỜNGQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ỞVÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BUÔN HỒ, TỈNH ĐĂK LĂK Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG ĐĂK LĂK - NĂM 2017 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Duy Thụy Phản biện 1:………………………………………………………………. ……………………………………………………………….. Phản biện 2:………………………………………………………………. ………………………………………………………………..Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc giaĐịa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số:… - Đường…………… - Quận……………… - TP……………… Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 201... Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đảng và Nhà nước luôn xác định giảm nghèo bền vững là một trong những chương trình mục tiêuquốc gia quan trọng, được ưu tiên hàng đầu trong hệ thống chính sách phát triển xã hội và quản lý phát triểnxã hội. Phát triển kinh tế được gắn với giảm nghèo bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với cải thiện đờisống nhân dân, ổn định xã hội, bảo đảm quyền con người. Tại vùng dân tộc thiểu số (DTTS), vùng sâu, vùngxa, vùng đặc biệt khó khăn, vấn đề giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị trọng tâm và thường trực củacác cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể cùng toàn thể các tầng lớp nhân dân. Giảm nghèo bền vững ởnhững nơi này còn chính là quá trình phát huy bản sắc truyền thống văn hóa của các dân tộc, góp phần bảovệ môi trường sinh thái và giữ vững trật tự an ninh quốc phòng. Tây Nguyên nói chung, thị xã Buôn Hồ nói riêng là một trong những địa bàn sinh sống của nhiềudân tộc anh em. Tỉ lệ hộ nghèo của thị xã hiện đang ở mức đáng báo động đặc biệt là ở các cộng đồng ngườiDTTS; tình trạng chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư còn lớn; đời sống cộng đồng ngườiDTTS còn gặp nhiều khó khăn. Một số chính sách giảm nghèo đã được các cấp chính quyền ban hành vàthực hiện nhưng còn nhiều bất hợp lý, chưa có chính sách giảm nghèo đặc thù và phù hợp với từng nhóm hộnghèo, dẫn đến hạn chế hiệu quả các chính sách giảm nghèo tại địa phương. Mặc khác, chất lượng đội ngũcán bộ và thực tế quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo còn bộc lộ nhiều bất cập. Thực tiễn quá trìnhgiảm nghèo tại thị xã Buôn Hồ đòi hỏi cần có những nghiên cứu đáng giá quá trình, làm cơ sở khoa học đềxuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác xóa đói giảm nghèo bền vững ở vùngdân tộc thiểu số trên địa bàn. Nhận thức tầm quan trọng và ý nghĩa của vấn đề này, góp phần làm cụ thể hóa hơn những chủtrương, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước, tác giả chọn đề tài “Quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào dân tộcthiểu số trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk” để nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã và đang được Đảng và Nhà nướcta quan tâm với nhiều chính sách thiết thực, thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều nhà quản lý, hoạch địnhchính sách và trở thành chương trình mục tiêu quốc gia lớn hiện nay. Đã có rất nhiều công trình chi tiết, đadạng liên quan đến thực hiện XĐGN ở vùng Tây Nguyên được nghiên cứu dưới nhiều cách tiếp cận khácnhau. Mặc dù vậy, các đề tài nghiên cứu chuyên sâu về giảm nghèo bền vững từ góc nhìn quản lý nhà nướctại một địa bàn cụ thể là thị xã Buôn Hồ vẫn còn bỏ trống. Vì vậy, tiến hành nghiên cứu đề tài này, tác giả sẽ đóng góp, bổ sung thêm vào những kết quả đã cómột số khía cạnh về quản lý nhà nước, đồng thời, đề xuất một số giải pháp giảm nghèo bền vững ở vùng dântộc thiểu số trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích: Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững và đánh giáthực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Buôn Hồ,tỉnh Đăk Lăk, luận văn đề xuất một số giải pháp để đổi mới quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững nhằmrút ngắn khoảng cách giàu nghèo ở vùng dân tộ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: