Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về hoạt động Phật giáo trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 754.20 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống hoá các kiến thức về hoạt động Phật giáo, QLNN về hoạt động Phật giáo. Phân tích thực trạng QLNN đối với hoạt động Phật giáo trên địa bàn thành phố Đông Hà. Đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động Phật giáo tại thành phố Đông Hà.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về hoạt động Phật giáo trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng TrịBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM THỊ THU HÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ, TỈNH QUẢNG TRỊ Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - 2018 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học:TS. Trịnh Đức Hưng Phản biện 1: PGS.TS Vũ Trọng Hách Phản biện 2: PGS.TS Lê Văn Đính Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học việnHành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 205, Nhà B - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực miền Trung Số: 201 - Đường Phan Bội Châu - TP. Huế Thời gian: vào hồi 17 giờ ngày 20 tháng 9 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban Quản lý đào tạo Sau Đại học, Học viện Hành chính Quốc gia MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, đa dân tộc, phân bố ở nhiều vùngmiền, hầu hết các tôn giáo được du nhập từ nước ngoài như Phật giáo,Công giáo, Tin lành… Phật giáo – một trong những tôn giáo gắn bó vớidân tộc Việt Nam, đã có những đóng góp trong việc bảo vệ, xây dựng, gìngiữ truyền thống yêu nước, là thành tố quan trọng trong nền văn hóa ViệtNam. Thành phố Đông Hà - trung tâm hành chính của tỉnh Quảng Trị, cóđời sống, kinh tế ổn định. Trên địa bàn thành phố có gần 20 ngôi chùa lớnnhỏ và đại đa số người dân đều theo đạo Phật. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể hoạt động QLNN về tôn giáo nóichung và Phật giáo nói riêng trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh QuảngTrị vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Một số cán bộ lãnh đạo vẫnchưa nhận thức sâu sắc về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của nhà nước về Phật giáo và hoạt động Phật giáo trong tình hìnhmới. Bên cạnh đó, còn tồn tại cả những hoạt động vi phạm pháp luật củachính một số chức sắc, tín đồ Phật giáo: tự ý phục hồi, xây dựng chùa; tổchức lễ trái pháp luật; một số sư từ địa phương khác đến hoạt động khôngđăng ký cư trú với chính quyền địa phương sở tại, trong đó có một số chứcsắc không được đào tạo, phong chức đúng quy định của Giáo hội, phẩmhạnh kém. Mặt khác, ít nhiều tác động từ mặt trái của nền kinh tế thịtrường, cũng như âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch…làm cho tình hình Phật giáo ở Đông Hà trở nên thiếu ổn định. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về hoạt độngPhật giáo trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị” làm nộidung nghiên cứu luận văn chuyên ngành quản lý công của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 1 Nguyễn Hồng Dương (2015) “Quan điểm, chính sách của Đảng vànhà nước Việt Nam về tôn giáo”, Nxb. Khoa học xã hội. Nguyễn Ngọc Huấn (2016), “Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theopháp luật Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Luật hiếnpháp và luật hành chính, Học viện khoa học xã hội. Trần Thị Ngọc (2015), “Quản lý nhà nước đối với hoạt động củađạo phật trên địa bàn thành phố Huế”, luận văn thạc sĩ, Học viện Hànhchính Quốc gia. Thạch Vuông (2017), “Quản lý nhà nước về phật giáo từ thực tiễntỉnh Trà Vinh”, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội. Nguyễn Công Lý với bài viết: “Phật giáo Việt Nam trong bối cảnhtoàn cầu hóa – trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh”, đăng trên tạp chíNgiên cứu tôn giáo, số 1/2016. Đỗ Quang Hưng trên tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam đã có bàiviết: “Nhà nước pháp quyền và tôn giáo”, số 3/2014. Đặng Văn Bài đã có bài viết: “Vai trò quản lý nhà nước trong hoạtđộng bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phật giáo ở Việt Nam” tạp chíNghiên cứu tôn giáo, số 8/2013. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: đề tài luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm góp phầnhoàn thiện QLNN về hoạt động Phật giáo tại thành phố Đông Hà. - Nhiệm vụ: + Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về hoạt động Phật giáo, QLNNvề hoạt động Phật giáo. + Phân tích thực trạng QLNN đối với hoạt động Phật giáo trên địabàn thành phố Đông Hà. + Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện QLNN đối với hoạtđộng Phật giáo tại thành phố Đông Hà. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 2 - Đối tượng nghiên cứu: QLNN về hoạt động Phật giáo trên địa bànthành phố Đông Hà. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. + Về thời ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: