Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước về kinh tế nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 821.44 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài luận văn góp phần hệ thống hóa, làm sáng tỏ cơ sở lý luận quản lý Nhà nước về kinh tế nông nghiệp. Đồng thời bổ sung thêm lý luận đối với hoạt động quản lý Nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở cấp huyện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước về kinh tế nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng BìnhBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ VĂN SƠN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - 2017Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. LƯƠNG MINH VIỆT Phản biện 1: PGS.TS LÊ CHI MAI Phản biện 2: TS. NGUYỄN ĐÌNH DŨNG Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Họcviện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luậnvăn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 203- Đường Phan Bội Châu - Tp Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế Thời gian: vào hồi …… giờ...…ngày....….tháng……năm 2017 MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài luận văn Nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng của đất nước. Saugần 30 năm thực hiện đổi mới đến nay, ngành nông nghiệp nước ta đã đạtđược những thành tựu to lớn, đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế - xãhội của đất nước. Trong những lúc nền kinh tế gặp khó khăn nhất do ảnhhưởng của khủng hoảng kinh tế và các cú sốc từ bên ngoài thì nông nghiệptrở thành bệ đỡ, mặc dù chính ngành nông nghiệp cũng chịu nhiều ảnhhưởng của những biến động thị trường và những diễn biến bất lợi của thờitiết và thiên tai. Nông nghiệp phát triển đảm bảo vững chắc an ninh lươngthực quốc gia và tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa đảm bảo tiêu dùng trongnước, thậm chí một số hàng nông sản xuất khẩu chiếm vị trí cao trong thịtrường thế giới. Tuy nhiên, bản thân trong nội bộ của ngành nông nghiệp đang bộc lộnhiều hạn chế. Đặc biệt, vai trò quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực nôngnghiệp còn mờ nhạt, chưa thực sự hiệu quả. Mặt khác, chính sách của Nhànước và địa phương trong nông nghiệp, nông thôn chưa thật sự hợp lý.Thời gian qua, Chính phủ đã đưa ra rất nhiều chính sách hỗ trợ cho nôngnghiệp, nông dân, nông thôn nhưng chưa đủ mạnh, chưa đủ sâu, một sốchính sách chưa phù hợp với thực tiễn. Hoạt động tổ chức sản xuất nông,lâm nghiệp, thủy sản còn phân tán, thể hiện ở kết cấu hạ tầng tại các vùngsản xuất tập trung chưa phát triển; quy mô đất đai còn nhỏ lẻ; các hợp tácxã và tổ chức kinh tế hợp tác chưa phát triển về hoạt động dịch vụ; hoạtđộng của các doanh nghiệp Nhà nước ở lĩnh vực nông nghiệp còn yếukém, trong khi các doanh nghiệp tư nhân lại chưa phát triển, tính liên kếttrong sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn hạn chế; thịtrường nông sản còn nhiều rủi ro. Trong thời gian qua, đã có một số nghiên cứu liên quan nhằm hoànthiện quản lý Nhà nước về kinh tế, về nông nghiệp và phát triển nông 1thôn. Trong đó, nổi bật là các nghiên cứu của tác giả Nguyễn Khắc Linh(2014), Trần Văn Tuân (2006) và Nguyễn Cao Chương (2012). Cácnghiên cứu cơ bản nêu lên thực trạng quản lý Nhà nước về kinh tế nôngnghiệp và chỉ rõ những khó khăn, yếu kém chủ yếu xuất phát từ những bấtcập trong công tác quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ tậptrung chủ yếu ở trung ương và cấp tỉnh, chưa nghiên cứu sâu cấp huyệnnên các giải pháp đưa ra còn chung chung, chưa phù hợp với đặc thù từngvùng cụ thể. Do đó, cần thiết phải tiến hành nghiên cứu công tác quản lýNhà nước về kinh tế nông nghiệp ở cấp cơ sở. Lệ Thủy là huyện thuần nông, nằm ở phía Nam của tỉnh Quảng Bình,có 26 xã và 02 thị trấn với diện tích tự nhiên 1.416,114 km2, dân số là143.062 người (tính đến thời điểm 31/12/2016). Trong giai đoạn 2011 -2016, huyện Lệ Thủy đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế -xã hội, trong đó nông nghiệp nổi lên như một điểm sáng, đóng vai trò hếtsức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện LệThủy nói riêng và sự phân công sản xuất của tỉnh Quảng Bình nói chung.Bên cạnh những kết quả đã đạt được thời gian qua thì nông nghiệp huyệnLệ Thủy vẫn còn hạn chế đó là: Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấutrong nội bộ ngành nông nghiệp vẫn chưa tương xứng với tiềm năng lợithế của huyện; ngành nông nghiệp đang phát triển theo số lượng mà thiếuchú trọng chất lượng, giá trị và hiệu quả; năng suất, sản lượng các loại câytrồng, vật nuôi có dấu hiệu giảm; năng suất lao động thấp; thu nhập củalao động nông nghiệp còn khó khăn; quá trình tập trung hóa trong sản xuấtnông nghiệp còn chậm. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đề tài nghiên cứu “Quản lý Nhànước về kinh tế nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” đượctiến hành nhằm hoàn thiện quản lý Nhà nước về kinh tế nông nghiệp, đồngthời hướng đến mục đích lâu dài phát triển kinh tế nông nghiệp Lệ Thủyhiệu quả, bền vững. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: