Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 381.08 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học tại Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học tại Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN MINH TUẤN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NGUỒN NHÂN LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT NGA Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2019 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Đinh Thị Minh Tuyết Phản biện 1: TS Tạ Thị Hương Phản biện 2: PGS, TS Phạm Kiên Cường Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 204, Nhà A – Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số 77, Đường Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội Thời gian: vào hồi 15h45, ngày 20 tháng 12 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Con người là nguồn lực cơ bản và quan trọng nhất quyết định sự tồn tại, phát triển của mỗi cơ quan, đơn vị, mỗi tổ chức. Đặc biệt, trong điều kiện nhân loại đang tiến hành bước chuyển quan trọng từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, cuộc cách mạng 4.0, 5.0 nghĩa là sự phát triển chủ yếu dựa vào nguồn nhân lực khoa học, công nghệ. Đại hội XI Đảng ta khẳng định: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ”. Đại hội XII Đảng ta khẳng định phải “Tăng cường quản lý nhà nước về nguồn nhân lực”; “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ”. Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học của Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga cũng đã có bước phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, trước yêu cầu triển khai những dự án hợp tác song phương trọng điểm giữa Việt Nam và LB Nga trong thời gian tới thì nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học tại Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga còn có những hạn chế, bất cập cả về số lượng, chất lượng, việc đào tạo, trọng dụng, đãi ngộ cũng như cơ cấu cán bộ khoa học. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên đã gợi cho người viết ý tưởng lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga” với mong muốn tìm các giải pháp quản lý tốt nguồn nhân lực này để nâng cao chất lượng, hiệu quả các công trình khoa học đáp ứng yêu cầu hợp tác quốc tế về khoa học và lợi ích quốc phòng ở Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga. 2 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực là vấn đề được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nhà quản lý. Nguyễn Ngọc Ánh (2009), Tăng cường quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực khoa học, công nghệ tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội. Luận văn đã đánh giá thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực khoa học công nghệ tại Viện khoa học và công nghệ Việt Nam. Từ đó đề xuất các giải pháp để tăng cường quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở Viện khoa học và công nghệ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Nguyễn Thị Thanh Loan (2015), quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực ngành khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Nam Định, Học viện Hành chính quốc gia. Tác giả đã nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực ngành khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Nam Định. Trần Thị Thanh Thúy (2018), nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tại Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga, Học viện Kỹ thuật Quân sự. Tác giả đã phân tích thực trạng nguồn nhân lực KH&CN tại Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga. Từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN ở TTNĐ Việt – Nga. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học tại Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện được mục đích trên đây, đề tài thực hiện 3 nhiệm vụ: Làm rõ cơ sở lý luận quản lý nhà nước về nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học. 3 Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học tại Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học tại Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Tập trung nghiên cứu các nội dung quản lý nhà nước về nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học. Về không gian: Nghiên cứu quản lý nhà nước về nguồn nhân lực NCKH của TTNĐ Việt – Nga. Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học tại TTNĐ Việt - Nga từ năm 2008 – 2018 và định hướng đến năm 2027. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể s ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: