Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 567.57 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn đã tổng quan kinh nghiệm quản lý nhà nước về TNMT ở một số địa phương trong và ngoài nước xác định những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà nước về TNMT tại thị xã Hương Thủy; Đề xuất định hướng và một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về TNMT tại thị xã Hương Thủy; Kết quả nghiên cứu luận văn có thể được sử dụng tham mưu cho các nhà hoạch định chính sách cấp tỉnh/thành phố về TNMT.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên HuếBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………./………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHAN VĂN NHÂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2019Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VIỆT HÙNG Phản biện 1:................................................................... Phản biện 2:................................................................... Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Phânviện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP Huế. Địa điểm: Phòng………., Nhà B - Hội trường bảo vệluận văn thạc sĩ, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TPHuế. Số 201 - Đường Phan Bội Châu - Phường Trường An - TPHuế Thời gian: Ngày tháng năm 2019. Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Phân viện Họcviện Hành chính Quốc gia tại TP Huế hoặc trên trang Web KhoaSau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phát triển là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tốcấu thành khác nhau như : kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật, vănhoá…Mục tiêu của phát triển là nâng cao điều kiện và chất lượngcuộc sống của loài người, làm cho con người ít phụ thuộc vào thiênnhiên, tạo nên một cuộc sống công bằng và bình đẳng giữa các thànhviên. Tuy nhiên, trong một thời gian khá dài người ta thường đặt mụctiêu kinh tế quá cao, xem sự tăng trưởng về kinh tế là độ đo duy nhấtcủa sự phát triển. Phát triển bền vững (PTBV) được xác định là quátrình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa ba mặtcủa sự phát triển, gồm : phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinhtế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoáđói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất làxử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môitrường; phòng chống cháy và chặt phá rừng, khai thác hợp lý và sửdụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). Nghị quyết số 24-NQ/TW về “Chủ động ứng phó với biếnđổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” tạiHội nghị Trung ương 7 (khóa XI) đã khẳng định: …Tăng cườngquản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là những vấn đề có ý nghĩađặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qualại, cùng quyết định sự phát triển bền vững của đất nước; là cơ sở,tiền đề cho hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xãhội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội. Ðây là mộttrong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chínhtrị; là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, doanhnghiệp và cộng đồng dân cư, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo,dưới sự lãnh đạo của Ðảng và sự tham gia, giám sát của toàn xãhội”. Hương Thủy là một thị xã thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong 1những năm qua, công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môitrường tại thị xã đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần quantrọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, giữ vững quốcphòng an ninh trên địa bàn thị xã. Công tác xây dựng và ban hànhvăn bản tại địa phương đã được thực hiện đúng thẩm quyền, đảmbảo chất lượng, kịp thời điều chỉnh một số vấn đề phát sinh trongquá trình chỉ đạo, điều hành và QLNN. Chủ động cải cách hànhchính, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cườngQLNN, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên và bảo vệmôi trường. Mặc dù đạt được nhiều kết quả quan trọng nhưng công tácQLNN về tài nguyên và môi trường tại thị xã Hương Thủy vẫn cònkhông ít tồn tại hạn chế như: chưa chủ động trong việc ban hànhcác văn bản theo thẩm quyền để xử lý các công việc tại địaphương cho phù hợp với quy định và thực tiễn; tổ chức, bộ máy vàđội ngũ cán bộ tuy đã được quan tâm kiện toàn một bước nhưng vẫnchưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; khiếu kiện về đất đai tuy cógiảm nhưng vẫn còn là vấn đề phức tạp; công tác quản lý, cấp phéphoạt động khoáng sản còn nhiều tồn tại, đặc biệt là khai thác khoángsản gắn với bảo vệ môi trường; ô nhiễm môi trường còn gia tăng ởmột số nơi; vẫn còn lỏng lẻo trong quản lý, giám sát thực hiện cácquy định pháp luật về bảo vệ môi trường; bảo vệ môi trường chưa trởthành ý thức, hành động, thói quen, nếp sống, văn hóa của người dân. Từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quản lýnhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn thị xã HươngThủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm nội dung nghiên cứu luận ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: