Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về Trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 479.93 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về Trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia LaiBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ THU HIỀNQUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 8 34 04 03NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN MINH SẢN ĐĂK LĂK, 2019Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIANgười hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Minh SảnPhản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Văn Hậu Phản biện 2: PGS.TS. Trần Quốc CườngLuận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học việnHành chính Quốc gia.Địa điểm: Hội trường Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vựcTây Nguyên.Số 51 Đường Phạm Văn Đồng - Thành phố Buôn Ma Thuột - Tỉnh Đắk Lắk.Thời gian: vào hồi 13 giờ 30 phút, ngày 04 tháng 5 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Quốc gia Việt Nam hoặc Thưviện của Học viện Hành chính Quốc gia. 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài luận văn Tai nạn giao thông đã và đang là vấn đề được xã hội đặc biệtquan tâm, là thách thức lớn đòi hỏi mỗi quốc gia phải đưa ra nhữnghành động thiết thực, phù hợp để giảm thiểu những thiệt hại và tác độngcủa nó gây ra. Gia Lai là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Nguyên vớiđịa hình chủ yếu là đồi núi với nhiều đèo dốc quanh co vì vậy ở địaphương em tồn tại và phát triển 02 hình thức giao thông đường bộ vàđường hàng không trong đó đường bộ là chủ yếu chiếm tỷ trọng 98%sản lượng. Trong những năm qua, nhất là từ khi triển khai thực hiện Chỉ thịsố 18-CT/TW của Ban bí thư, Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP của Chínhphủ, nhờ tăng cường thực hiện nhiều giải pháp nhằm kiềm chế TNGTmà tình hình TNGT trên địa bàn tỉnh có xu hướng giảm trên cả 3 tiêuchí song tính bền vững, ổn định chưa cao, tiềm ẩn nguy cơ gia tăng,TNGT nghiêm trọng gia tăng một cách đáng kể. Nguyên nhân do ý thứcchấp hành pháp luật giao thông đường bộ của người dân còn yếu, kém,công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông còn nhiều bấtcập, hạn chế: việc chậm rà soát, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch; cơsở hạ tầng giao thông hiện có chưa đáp ứng với sự phát triển củaphương tiện; công tác đăng kiểm, đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xecòn bất cập, công tác tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm của các lực lượngchức năng có lúc chưa thường xuyên, địa bàn quản lý rộng trong khi dó 1nhân lực và trang thiết bị phục vụ cho công tác còn thiếu, kinh phí hoạtđộng còn hạn chế, phương thức cấp phát không kịp thời làm ảnh hưởngđến hiệu quả của hoạt động đảm bảo trật tự, an toàn giao thông,…Nhậnthức được tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, em đã chọn đề tài “Quảnlý nhà nước về TT,ATGT đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai” làm luậnvăn tốt nghiệp bậc cao học của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về trật tự, antoàn giao thông đường bộ nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện quảnlý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh GiaLai. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên luận văn có nhiệm vụ cụ thể dướiđây: Một là, nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về trậttự, an toàn giao thông đường bộ; Hai là, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về trật tự, an toàngiao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai; 2 Ba là, đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về trậttự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện nay. 3. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảovà phụ lục, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về trật tự, antoàn giao thông đường bộ. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giaothông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về trật tự, antoàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ 1.1. Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 1.1.1. Khái niệm trật tự, an toàn giao thông đường bộ Giao thông đường bộ: Giao thông đường bộ được hiểu là việc đilại từ chỗ này qua chỗ kia của người và phương tiện chuyên chở trênđường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà qua sông, suối nối đườngbộ. Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Trật tự, an to ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: