Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về xã hội hóa giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 382.14 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn đã hệ thống hóa, làm rõ thêm những khái niệm liên quan đến xã hội hóa giáo dục phổ thông và vấn đề quản lý nhà nước về xã hội hóa giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, xác định rõ những nội dung cơ bản của xã hội hóa giáo dục phổ thông và quản lý nhà nước về xã hội hóa giáo dục phổ thông, chỉ rõ trách nhiệm của quản lý nhà nước về xã hội hóa, những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về xã hội hóa giáo dục phổ thông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về xã hội hóa giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………………../……………… ……./…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN QUANG BÌNHQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên nghành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG ĐẮK LẮK, NĂM 2020 1 Công trình được hoàn thiện tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Thị Minh Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Vân Phản biện 2: TS. Lương Hữu Nam Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn thạc sĩ, Học viện Hànhchính Quốc gia. Địa điểm: Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Phân viện Học viện Hành chínhQuốc gia khu vực Tây Nguyên. Thời gian vào hồi giờ , ngày 30 tháng 5 năm 2020. Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trêntrang Web Khoa sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia. 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xã hội hóa là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trên nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnhvực giáo dục. Chủ trương này không những thể hiện một cách sâu sắc bản chất của Nhà nước ViệtNam - một Nhà nước của dân, do dân và vì dân, mà còn mở ra một hướng phát triển lâu dài, bền vữngcho sự nghiệp phát triển trí tuệ của toàn dân. Thực tế triển khai công tác xã hội hóa giáo dục trong thời gian qua đã đem lại những đóng gópđáng kể cho sự phát triển của cả nước nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng, nhận thức xã hội hóa giáodục có những chuyển biến cơ bản, xã hội ngày càng thấy rõ vai trò quan trọng của giáo dục đối vớiphát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức của xã hội đã thể hiện vấn đề muốn phát triển giáo dục phải huyđộng mọi nguồn lực của xã hội, nhà nước và nhân dân cùng làm giáo dục chính vì vậy Đảng ta đã banhành Nghị quyết số 04-NQ/HNTW Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII)về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã xác định: Huy động toàn xã hội làm giáo dục,động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhànước”. Đắk Lắk là một tỉnh ở trung tâm Tây Nguyên có địa bàn rộng lớn, kinh tế nhiều vùng còn chậmphát triển, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ người dân mù chữ còn cao giáo dục còn nhiều tồn tại, bất cập.Tỉnh Đắk Lắk luôn quan tâm đến phát triển văn hóa, giải quyết những vấn đề xã hội, chăm lo dân trí,bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài, phát huy cao nhất vai trò nhân tố con người. Vì vậy, việc thực hiện xã hội hoá giáo dục là một trong những giải pháp quan trọng trong việcđáp ứng nhu cầu và nâng cao chất lượng giáo dục. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Xã hội hóa là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải cách dịch vụ côngtrong công tác giáo dục cho nhân dân. Quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước đối với xã hội hóa giáo dục là một trongnhững vấn đề đã thu hút được sự quan tâm của nhiều tác giả, với nhiều công trình cứu nghiên cứu ởnhiều góc độ khác nhau như: + Các hình thức hợp tác công tư, PGS.TS. Đặng Khắc Ánh, Tạp chí giáo dục lý luận số 206tháng 12 năm 2013. + Nguyễn Thị Thu Hương (2018),“Hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông tạitỉnh Đắk Lắk”, Luận văn Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia. + “Định hướng phát triển giáo dục Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” của PGS.TS. VũTrọng Rỹ. + “Xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam hiện nay - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giảPhạm Thị Thu Hương (NXB. Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2017) 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích Trên cơ sở tổng hợp lý luận và đánh giá thực trạng triển khai xã hội hóa giáo dục phổ thông trên 3địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Luận văn đề xuất một số định hướng, làm sâu sắc thêm cơ sở lý luận và giảipháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện xã hội hóa giáo dục phổ thông trên địa bàntỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ …Để đạt được mục đích nghiên cứu trên Luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa, phân tích và làm rõ lý luận quản lý nhà nước về xã hội hóa giáo dục phổ thông. - Đánh giá phân tích thực trạng quản lý nhà nước về xã hội hóa giáo dục phổ thông trên địa bàntỉnh Đắk Lắk. - Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về xã hội hóa giáo dục phổ thông trên địabàn tỉnh Đắk Lắk. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về xãhội hóa giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng xã hội giáo dục phổ thông và quản lý nhà nước về xãhội hóa giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2013 đến năm 2018. 5. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể Luận văn sử dụng đồng thời một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: Trong quá trìnhnghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để thu thập và xử lý các thông tin thứcấp; đồng thời đã sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh… để phântích và xử lý các thông tin phục vụ nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa về lý luận Luận văn đã hệ thống hóa, làm rõ thêm những khái niệm liên quan đến xã hội hóa giáo dục phổthông và vấn đề quản lý nhà nước về xã hội hóa ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: