Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 744.25 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (25 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn "Tạo động lực làm việc cho công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh" nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận về tạo động lực làm việc cho công chức các CQCM thuộc UBND dân cấp huyện, đánh giá đánh giá thực trạng để đề xuất các giải pháp tạo động lực làm việc cho công chức các CQCM thuộc UBND Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRANG THIÊN THANHTẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÔNG CHỨCCƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THANH THỦY Phản biện 1: PGS.TS Trương Thị Hiền - Nguyên Giám đốcHọc viện Cán bộ TPHCM Phản biện 2: TS. Nguyễn Huy Hoàng - Nguyên GVC, Họcviện Hành chính Quốc gia Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn thạcsĩ Học viện Hành Chính Quốc Gia Địa điểm : Phòng họp ....., Nhà ...- Hội trường bảo vệ luậnvăn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số : 10 đường 3/2, Phường 12, quận 10 -TP Hồ Chí Minh Thời gian : 08g00 – 09g00, ngày 22 tháng 12 năm 2023 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban QLĐT Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ trước tới nay, động lực làm việc luôn là yếu tố quan trọngnhằm nâng cao hiệu quả công việc của cá nhân cũng như thể hiện vaitrò, năng lực của cá nhân tại mỗi tổ chức. Vấn đề tạo động lực chocông chức nói chung và công chức tại các CQCM thuộc UBND nóiriêng hiện nay đang là một vấn đề phức tạp và chứa đựng nhiều mâuthuẫn. Khó khăn và mâu thuẫn ở đây nằm ở việc giải quyết sự cạnhtranh gay gắt được tạo ra bởi sức hấp dẫn của kinh tế tư nhân. Hiệnnay, khi xem xét các cơ chế quản lý nhân sự và cơ chế tạo động lựclàm việc thì kinh tế tư nhân luôn linh hoạt, hiệu quả hơn so với các cơquan hành chính nhà nước. Chính vì vậy mà ngày nay, người lao độngđa số có suy nghĩ sẽ làm việc tại các khu vực tư nhân chứ không phảitại nhà nước, điều này đã gây nên tình trạng chảy máu chất xám từ khuvực nhà nước sang khu vực tư nhân. Vấn đề này đang dần trở thànhmối lo lắng cho các nhà lãnh đạo ở khu vực công và nó cũng có sự tácđộng trực tiếp đến hiệu quả tạo động lực làm việc cho công chức. Trong suốt những năm qua, đội ngũ công chức các CQCM thuộcUBND Quận 3 đã có nhiều đóng góp trong việc tham mưu cho lãnhđạo để đưa ra nhiều chủ trương đúng đắn, thiết thực nhưng hiện naycó thể thấy công chức các CQCM thuộc UBND Quận 3 đang thiếu đinguồn sinh khí đó là động lực làm việc, dẫn tới vẫn còn tình trạng cáccông chức xin nghỉ việc chuyển qua làm tư nhân hay hiệu quả trongcông việc vẫn chưa được cao. Từ những lí do kể trên cùng với thông qua quá trình học tập vàlàm việc, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tạo động lực làm việc 1cho công chức CQCM thuộc UBND Quận 3, Thành phố Hồ ChíMinh” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý công củamình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Một số công trình nghiên cứu về động lực và tạo động lựclàm việc cho người lao động Tác giả Kennett S.Kovach (1987):“Động lực làm việc: Nhữngđiều công nhân và người giám sát cần”. Tác giả Islam và các cộng sự (2015):“Yếu tố ảnh hưởng đếnđộng lực làm việc của công nhân ngành may”. Tác giả Nguyễn Thị Phương Dung (2012): “Xây dựng thang đođộng viên nhân viên khối văn phòng ở thành phố Cần Thơ”. Tác giả Tăng Đình Sơn (2019):“Yếu tố tạo động lực làm việccho nhân viên các ngân hàng thương mại”, (Tạp chí Ngân hàng). 2.2. Một số công trình nghiên cứu về động lực làm việc và tạođộng lực làm việc cho công chức Tác giả Lê Đình Lý (2012): “Chính sách tạo động lực cho cánbộ công chức cấp xã (nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An)”. Tác giả Nguyễn Thị Hồng Hải (2013): “Tạo động lực làm việccho công chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức hànhchính nhà nước”. Tác giả Nguyễn Thị Bích Lan (2016): “Về động lực làm việc chođội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Việt Nam hiện nay”. 2.3. Một số công trình nghiên cứu về động lực làm việc và tạođộng lực làm việc cho công chức các CQCM 2 Tác giả Hà Nam Khánh Giao, Nguyễn Trần Bảo Ngọc (2019):“Về động lực làm việc của công chức, viên chức tại Sở Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai. Tác giả Nguyễn Ngọc Minh, Phạm Quốc Ân (2020): “Phân tíchcác yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức và viênchức tại Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một công trìnhnghiên cứu hay công bố nào về tạo động lực làm việc cho công chứcCQCM thuộc UBND Quận 3 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, việctập trung nghiên cứu tạo động lực làm việc cho công chức CQCMthuộc UBND Quận 3 tại Thành phố Hồ Chí Minh là hoàn toàn cầnthiết, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng và tìm hiểu những khó khăn,hạn chế trong việc tạo động lực làm việc cho công chức và đề xuất cácgiải pháp hoàn thiện. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Dựa trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luậnvề tạo động lực làm việc cho công chức các CQCM thuộc UBND dâncấp huyện, đánh giá đánh giá thực trạng để đề xuất các giải pháp tạođộng lực làm việc cho công chức các CQCM thuộc UBND Quận 3,Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về động lực làm việc và tạo độnglực làm việc cho công chức các CQCM thuộc UBND cấp huyện. - Phân tích, đánh giá thực trạng động lực và tạo động lực làmviệc cho công chức các CQCM thuộc UBND Quận 3 từ đó chỉ ra ưu 3điểm, hạn chế của công tác này và phân tích nguyên nhân của nhữnghạn chế. - Đề xuất một số quan điểm và giải pháp ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: