Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức pháp chế tại doanh nghiệp nhà nước - thực tiễn tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.22 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn "Tổ chức pháp chế tại doanh nghiệp nhà nước - thực tiễn tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng tổ chức pháp chế tại EVNNPC để chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế nhằm phát huy các ưu điểm và khắc phục các nhược điểm; Đề xuất những giải pháp nhằm đổi mới tổ chức pháp chế tại DNNN, trong đó có EVNNPC.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức pháp chế tại doanh nghiệp nhà nước - thực tiễn tại Tổng công ty Điện lực miền BắcBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRỊNH TUYẾT MAI TỔ CHỨC PHÁP CHẾ TẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC - THỰC TIỄN TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, NĂM 2024 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ THỊ HƯƠNG Phản biện 1: TS. Nguyễn Khánh Ly Phản biện 2: TS. Trần Nghị Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính quốc gia. Địa điểm: Phòng họp 4A, Nhà G, Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính quốc gia. Số: 77 - đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Hà Nội. Thời gian: vào hồi 9 giờ ngày 11 tháng 4 năm 2024Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặctrên trang Web Ban Quản lý đào tạo, Học viện Hành chính Quốc gia 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, chúng ta đang mở cửa hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới,Chính phủ, các bộ, ngành ở trung ương và các địa phương đang thực hiện nhiềugiải pháp để xúc tiến, kêu gọi, thu hút đầu tư, trong đó chú trọng đầu tư từ nướcngoài. Vì vậy, các hoạt động giao lưu và kinh doanh, thương mại của cácDNNN không còn chỉ dừng lại ở trong nước mà đã mở rộng ra trong khu vựcvà nhiều nước trên thế giới. Theo đó, các rủi ro pháp lý nhất là pháp luật vàthông lệ quốc tế luôn tiềm ẩn, do đó cần phải có giải pháp phòng ngừa, hạn chếcác thiệt hại xảy ra trong giao kết, tranh chấp các giao dịch dân sự, kinh tế vàcác giao dịch khác. Bộ phận pháp chế tại DNNN sẽ giúp cho lãnh đạo DN thực hiện các nhiệm vụnhư: Tham gia đàm phán, thương thảo các hợp đồng quan trọng của doanh nghiệpvới các đối tác trong kinh doanh; thẩm định các dự thảo thoả thuận, các hợp đồnghợp tác, các dự án đầu tư để đảm bảo không trái pháp luật, điều lệ hoặc có sơ hở, saisót về mặt pháp luật có thể dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp; soạn thảo, thẩm địnhcác dự thảo quy chế, quy định quản lý và các văn bản quan trọng khác của DN theosự phân công của lãnh đạo; cập nhật thông tin về các văn bản pháp luật mới banhành, về tình hình thị trường kinh tế thông qua các phương tiện thông tin, các tổ chứcpháp chế thuộc các cơ quan nhà nước, và cung cấp thông tin cho lãnh đạo doanhnghiệp về việc vận dụng pháp luật trong điều hành sản xuất, trong các dự án đầu tưxây dựng cơ bản, trong các hợp đồng thương mại, tài chính, tín dụng, dịch vụ, đàotạo, xây dựng...; tư vấn giúp lãnh đạo DN trong hoạt động bằng cách đưa ra các dựbáo tác động về tình hình giá cả, thị trường... nhằm giảm thiểu rủi ro, thiệt hại có thểxảy ra. Mục tiêu chính của DNNN khi thành lập ra tổ chức pháp chế là giúp chohoạt động kinh doanh của DN luôn an toàn trong hành lang pháp lý. Các DNNNkhi đã xây dựng được đội ngũ cán bộ pháp chế vững mạnh thì những cuộc đàmphán với đối tác mà đặc biệt là đối tác nước ngoài, vị thế của DN được nâng lên.Điều này thể hiện sự hiểu biết pháp luật và khẳng định “tầm” là một doanh nghiệplàm ăn đàng hoàng, minh bạch, luôn tuân thủ pháp luật rất đáng tin cậy trong cơchế thị trường, tạo hình ảnh tốt cho các đối tác khi liên kết hoạt động sản xuấtkinh doanh. Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) là một DNNN hàng đầu tronglĩnh vực kinh doanh và phân phối điện năng, kinh doanh công nghệ thông tin và 2các lĩnh vực kinh doanh sản xuất khác trên địa bàn 27 tỉnh, thành phố khu vựcphía Bắc. EVNNPC không ngừng đổi mới, phát huy truyền thống cần cù, sángtạo, bền bỉ đưa dòng điện đến các vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo, tạo độnglực phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng cho đất nước thựchiện trọn vẹn sứ mệnh “đi trước một bước”, xứng đáng với niềm tin của nhân dânvà trọng trách Đảng và Nhà nước giao phó góp phần cùng Tập đoàn Điện lực ViệtNam (EVN) thực hiện tốt vai trò chủ đạo của một ngành kinh tế mũi nhọn trongnhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia. Để phát huy vai trò tổ chức pháp chế tại các DNNN, khắc phục những hạnchế, bất cập thì yêu cầu cấp bách đặt ra là phải nhận thức một cách sâu sắc cácvấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức pháp chế tại các DNNN, từ đó đề xuất cácgiải pháp đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm bảo cho tổ chứcpháp chế tại các DNNN làm tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần kiểmsoát những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của DNNN. Đó là lý do để tác giảđã quyết định lựa chọn đề tài “Tổ chức pháp chế tại doanh nghiệp nhà nước - thựctiễn tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc” làm đề tài nghiên c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: