Danh mục

Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Triển khai đánh giá công chức theo kết quả thực thi công vụ tại Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 480.96 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung luận văn gồm 3 chương được trình bày như sau: Lý luận về đánh giá công chức theo kết quả thực thi công vụ; Thực trạng đánh giá công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh; Phương hướng và giải pháp triển khai đánh giá công chức theo kết quả thực thi công vụ tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Triển khai đánh giá công chức theo kết quả thực thi công vụ tại Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… …/… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN NGỌC BẢO CHÂU TRIỂN KHAI ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨCTHEO KẾT QUẢ THỰC THI CÔNG VỤ TẠI QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Đặng Khắc Ánh Phản biện 1: TS. Mai Đình Lâm, Học viện Hành chínhQuốc gia Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Văn Cường, Văn phòngChính phủ Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ,Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 207, Nhà A - Hội trường bảo vệluận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 10 - Đường 3/2 - Quận 10 – TP. Hồ Chí Minh Thời gian: vào hồi 13 giờ 30 phút ngày 21 tháng 07 năm2017Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chínhQuốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học việnHành chính Quốc gia PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đánh giá công chức theo kết quả thực thi công vụ(KQTTCV) là một nội dung quan trọng trong hoạt động quản lýnhân sự hành chính nhà nước (HCNN); trên cơ sở đánh giá cáctiêu chí gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ, giúp đo lường vàđưa ra những thông tin phản hồi về quá trình thực thi công vụ(TTCV), có ý nghĩa quan trọng trong sử dụng và phát triển độingũ công chức. Hệ thống pháp luật, các văn bản quy định ở nước ta cơbản đã từng bước hình thành khuôn khổ pháp lý cho việc đánhgiá công chức theo KQTTCV như: Luật Cán bộ, Công chứcnăm 2008, Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 vềđánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọilà Nghị định 56). Từ đó, Quận 3 xây dựng và triển khai cụ thểcác cơ sở pháp lý, là căn cứ chung cho hoạt động đánh giá côngchức trên địa bàn quận; việc đánh giá có căn cứ vào chức trách,nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, thực tiễn công tác đánh giá công chức tạiQuận 3 cho thấy còn những hạn chế như: Công tác đánh giá chỉđơn thuần là sự tổng kết những việc đã làm trong năm chứ chưacó sự so sánh với mục tiêu đề ra ban đầu, kết quả đánh giá chưalà cơ sở cho việc phát triển năng lực, chưa tạo được động lựccho công chức phát huy khả năng, quyền tự chủ, trách nhiệmđối với kết quả công việc của mình. Để góp phần đổi mới và hoàn thiện cơ chế đánh giá côngchức tại Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM); tạo cơ sở 2để sử dụng hiệu quả, nâng cao năng lực, tạo động lực làm việccho công chức, xây dựng một nền công vụ thích ứng cao với xuthế cải cách hành chính của TP.HCM và cả nước, tôi chọn đềtài “Triển khai đánh giá công chức theo kết quả thực thicông vụ tại Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh” để thực hiện. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Nhiều văn bản của Nhà nước và các giáo trình, tài liệuchuyên khảo trong và ngoài nước đã đề cập đến đánh giá côngchức trong cơ quan HCNN với góc độ, mục đích và phạm vinghiên cứu khác nhau; hoặc chỉ xem đánh giá công chức theoKQTTCV là một trong những giải pháp để nâng cao chất lượngcông tác đánh giá. Từ đó, có thể chỉ ra điểm mới của luận vănnhư sau: Thứ nhất, tập trung nghiên cứu lý luận chung về công tácđánh giá công chức theo KQTTCV. Thứ hai, đánh giá đối với đối tượng là công chức các cơquan chuyên môn thuộc UBND quận. Thứ ba, nghiên cứu một số điều kiện, giải pháp để có thểtriển khai mô hình đánh giá này tại các cơ quan chuyên mônthuộc UBND Quận 3, sau đó nhân rộng ra TP.HCM. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở pháp lývề đánh giá công chức theo KQTTCV , đề xuất các giải pháp triểnkhai hệ thống đánh giá này tại Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ nghiên cứu: nghiên cứu cơ sở lý luận và pháplý về đánh giá công chức theo KQTTCV; nghiên cứu, rút ra bàihọc kinh nghiệm và điều kiện cơ bản để thực hiện đánh giá 3công chức theo KQTTCV tại một số địa phương ở Việt Nam;phân tích và đánh giá thực trạng công tác đánh giá công chứctại Quận 3, trong đó, phân tích rõ những ưu điểm, hạn chế vànguyên nhân của những hạn chế; đề xuất các giải pháp áp dụngcó hiệu quả đánh giá công chức theo KQTTCV phù hợp vớiQuận 3, thành phố Hồ Chí Minh. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: là hoạt động đánh giá công chứctheo KQTTCV triển khai tại Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu: công chức trong các cơ quan chuyênmôn thuộc UBND quận 3, TP.HCM giai đoạn 2014 – 2016, cácgiải pháp được áp dụng trong giai đoạn 2017 – 2020. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận vă ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: