Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong giám sát và phản biện xã hội

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 687.83 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng thực hiện vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong giám sát, phản biện xã hội, xác định rõ nguyên nhân để từ đó đề xuất một số giải pháp bảo đảm phát huy vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong giám sát, phản biện xã hội ở nước ta hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong giám sát và phản biện xã hội BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ............/............ ....../...... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TẠ THỊ MINH THU VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆTNAM TRONG GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI Chuyên ngành : Quản lý công Mã số : 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2020 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngọ Văn Nhân Người phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Ngọc Đào Người phản biện 2: TS. Tạ Ngọc Hải Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hànhchính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp D, Nhà A Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Họcviện Hành chính Quốc gia Số: 77 Nguyễn Chí Thanh - Quận: Đống đa - Thành phố: Hà Nội Thời gian: vào hồi 9 giờ ngày 24 tháng 8 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc giahoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Giám sát và phản biện xã hội là hoạt động quan trọng nhằm pháthuy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, đạidiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân, gópphần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, hiệu quả hoạtđộng của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị. Đồng thờikịp thời phát hiện và kiến nghị xử lý sai phạm, khuyết điểm; kiếnnghị sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, phát huy quyền làm chủcủa nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (Hội) là tổ chức chính trị - xãhội trong hệ thống chính trị, có tư cách pháp nhân, đại diện choquyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ ViệtNam; phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới. Hộicũng là thành viên của Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ Quốc tế và Liênđoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN. Là thành viên của Mặt trận Tổquốc Việt Nam, Hội có vai trò tham mưu, đề xuất, tham gia xâydựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện chủ trương, đườnglối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đếnquyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, gia đình, trẻ em vàbình đẳng giới. Trong những năm quá hoạt động giám sát của Hội đã góp phầnxây dựng, thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước, các chương trình kinh tế, văn hóa, xãhội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; kịp thời phát hiện những saisót, khuyết điểm, yếu kém và kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chínhsách cho phù hợp; phát hiện, phổ biến những nhân tố mới, những mặttích cực; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần xây dựngĐảng, Nhà nước, các cấp chính quyền nói chung, các cấp Hội nóiriêng trong sạch, vững mạnh. Hoạt động phản biện xã hội của Hộigóp phần phát hiện những nội dung còn thiếu, chưa sát, chưa đúng,chưa phù hợp trong các văn bản dự thảo của các cơ quan Đảng, Nhà 1nước, chính quyền các cấp; kiến nghị những nội dung thiết thực, gópphần bảo đảm tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hộivà tính hiệu quả trong việc hoạch định chủ trương, đường lối củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bảo đảm quyền và lợi íchhợp pháp của nhân dân, của hội viên; phát huy dân chủ, tăng cườngđồng thuận xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao nhận thức, thực hiệnđúng đắn, đầy đủ vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tronghoạt động giám sát và phản biện xã hội vừa là yêu cầu cấp thiết, vừalà nhiệm vụ cấp bách đang được đặt ra đối với Hội nói chung, cáccấp Hội nói riêng. Đó cũng là lý do học viên lựa chọn chủ đề “Vaitrò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong giám sát và phảnbiện xã hội” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Giám sát, phản biện xã hội là một trong những vấn đề quan trọngtrong đời sống chính trị ở nước ta hiện nay, bởi thông qua hoạt độnggiám sát, phản biện xã hội sẽ thấy được sự tham gia của người dân,của các đoàn thể nhân dân trong việc giám sát, kiểm tra các kế hoạchthực hiện phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp Hội, địa phương, tínhdân chủ, minh bạch và công khai trong đời sống xã hội. Đó cũng làlý do vấn đề giám sát, phản biện xã hội thu hút được sự quan tâmnghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu ở các cấp độ,các cách tiếp cận khác nhau. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: - Trần Đăng Tuấn, Phản biện xã hội: một số vấn đề chung, Tạpchí Cộng sản số 17 (tháng 9/2007); Phương thức thực hiện phản biệnxã hội, Tạp chí Cộng sản số 23 (tháng 12/2007). Trong hai bài viếtnày, tác giả đã luận bàn dưới nhiều góc độ khác nhau về những vấnđề chung của phản biện xã hội, phân tích khái niệm phản biện, phảnbiện xa hội, chủ thể, nội dung, phương thức thực hiện phản biện xãhội; khẳng định vai trò quan trọng của phản biện xã hội trong xâydựng chế độ dân chủ hiện đại và dân chủ pháp quyền trong mọi chế 2độ xã hội, đặc biệt là trong trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân; đề xuất các giảipháp cụ thể nhằm nâng cao vai trò của phản biện xã hội. - Hồ Bá Thâm và Nguyễn Thị Tường Văn, Phản biện xã hội vàphát huy dân chủ pháp quyền, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,2010. Các tác giả đã khảo sát thực trạng phản biện xã hội trên cácvấn đề tham nhũng, đất đai, ô nhiễm môi trường, giáo dục, y tế, giaothông... của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh nhưmột mô hình phản biện xã hội ở Việt Nam; từ đó, chỉ ra những khókhăn, trở ngại khi thực hiện phản biện xã hội ở nước ta hiện nay. - Ngọ Văn Nhân, Dư luận x ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: