Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại thành phố Hà Nội

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 423.67 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn "Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại thành phố Hà Nội" nhằm đề xuất một số giải pháp và điều kiện thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2025 – 2030 và những năm tiếp theo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại thành phố Hà NộiBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM HOÀNG VIỆT QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI, NĂM 2023 1Công trình được hoàn thành tại......................................................Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hoàng QuyPhản biện 1:...........................................................................Phản biện 2:...........................................................................Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn họptại: Học viện Hành chính quốc giaVào hồi...... giờ...... ngày....... tháng........ năm 20...Có thể tìm hiểu luận văn tại trung tâm thư viện Học việnHành chính Quốc gia 1 MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Đầu tư xây dựng cơ bản (ĐTXDCB) là hoạt động có vai trò quyếtđịnh trong việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, là nhântố quan trọng làm thay đổi chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một quốcgia, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước theo hướngcông nghiệp hóa và hiện đại hóa (CNH – HĐH). Hiện nay ở nước ta,vốn đầu tư cho XDCB đặc biệt trong những lĩnh vực khó có khả năngsinh lời như hạ tầng giao thông, hệ thống kênh mương, đê điều, tướitiêu, trường học, bệnh viện… chủ yếu lấy từ nguồn vốn nhà nước.Trong khi đó, những năm gần đây, nguồn thu vào ngân sách nhà nướcở nước ta đang ngày càng hạn chế do suy giảm kinh tế cũng như tìnhhình dịch bệnh kéo dài. Chính vì vậy, việc quản lý chi ĐTXDCB từnguồn ngân sách nhà nước luôn là một trong những nhiệm vụ quantrọng và cấp bách, cần được ưu tiên hàng đầu trong hoạt động quản lýchi ngân sách nhà nước. Với đặc thù các công trình XDCB gắn với vị trí cố định, thời gianthi công kéo dài, vốn đầu tư lớn nên việc quản lý chi ĐTXDCB luônđòi hỏi phải tuân thủ các yêu cầu riêng mang tính đặc thù khác biệt vớicác khoản chi thường xuyên. Do đó, hệ thống các văn bản pháp luậtcủa Nhà nước quy định về quản lý dự án ĐTXDCB và quản lý chiĐTXDCB hiện nay rất nhiều, khá cụ thể nhưng cũng không tránh khỏisự chồng chéo khó theo dõi để áp dụng đúng. Hà Nội là thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương và cũng là mộtđô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Hà Nội nằm về phía tây bắc củatrung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, với địa hình bao gồmvùng đồng bằng trung tâm và vùng đồi núi ở phía bắc và phía tâythành phố. Với diện tích 3.358,6 km2 và dân số 8,4 triệu người (2022),Hà Nội là thành phố có diện tích lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng làthành phố đông dân thứ hai và có mật độ dân số cao thứ hai trong 63đơn vị hành chính cấp tỉnh của Việt Nam, nhưng phân bố dân sốkhông đồng đều. Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12quận, 17 huyện và 1 thị xã. Hà Nội đã sớm trở thành một trung tâmchính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử ViệtNam. Với vai trò thủ đô, Hà Nội là nơi tập trung nhiều địa điểm vănhóa giải trí, công trình thể thao quan trọng của đất nước, đồng thờicũng là địa điểm được lựa chọn để tổ chức nhiều sự kiện chính trị và 1thể thao quốc tế.. Do vậy, trong thời gian qua Hà Nội đã ưu tiênĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN cho các công trình giao thông, cáccông trình thuộc các lĩnh vực bảo đảm an ninh quốc phòng, giáo dục, ytế, văn hoá… Mặc dù trong quá trình quản lý, cơ quan tài chính, cơquan Kế hoạch và Đầu tư đều nắm vững các quy định của Luật Đầu tưcông, Luật Ngân sách nhà nước, tuy nhiên trên thực tế hoạt động quảnlý chi ĐTXDCB nguồn NSNN của thành phố Hà Nội còn tồn tại nhiềukhó khăn do các lý do khách quan và chủ quan dẫn đến hiệu quản quảnlý còn thấp. Xuất phát từ những lý do nêu trên, qua quá trình học tập, nghiêncứu và công tác, tôi chọn đề tài “Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bảntừ nguồn ngân sách nhà nước tại thành phố Hà Nội” làm đề tại luậnvăn tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Quản lý kinh tế tại Học viện Hànhchính Quốc gia.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Đề tài Quản lý chi NSNN cho ĐTXBCB là đối tượng nghiên cứuphổ biến trong các đề tài khoa học như: luận văn thạc sĩ, luận án tiếnsĩ, đề tài nghiên cứu khoa học ở cấp bộ, sở, ban, ngành,… Có thể kháiquát qua tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung này trong thờigian gần đây như sau: - Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Hải Sơn về: “Hoàn thiệncông tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ởhuyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang”, năm 2014. Luận văn đã hệ thốngđược các cơ sở lý luận cơ bản về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN,phân tích thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN ởhuyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, từ đó chỉ ra những kết quả đạtđược, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế làm cơ sở cho các đề xuấtgiải pháp. - Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thanh Minh về: “Quản lýđầu tư công trên địa bàn tỉnh Bình Định”, năm 2011. Luận văn đã tổngquan được các lý thuyết cơ bản về đầu tư và quản lý đầu tư công, quađó tác giả đã phân tích thực trạng công tác quản lý đầu tư công trên địabàn tỉnh Bình Định, đưa ra các hạn chế và nguyên nhân của hạn chế,đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầutư công trên địa bàn tỉnh Bình Định. Điểm mạnh của luận văn là cótính ICOR từ vốn NSNN để đánh giá hiệu quả đầu tư công, có đưa ramột dự án đầu tư công để làm ví dụ cho phân tích công tác quản lý đầutư công trên địa bàn tỉnh Bình Định. 2 - Đề tài cấp bộ về “Nghiên cứu phân cấp quản lý nhà nước về đầutư công ở Việt Nam”- 2011 của V ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: