Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn thành phố Pleiku

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 253.40 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Pleiku của các chủ thể tham gia quản lý. Đề xuất những giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Pleiku nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước trong tình hình mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn thành phố Pleiku ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN HỮU TUÂN QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PLEIKU TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60.34.04.10 Đà Nẵng - 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. LÊ BẢO Phản biện 1: GS.TS. VÕ XUÂN TIẾN Phản biện 2: PGS.TS. HỒ ĐÌNH BẢO Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 7 tháng 9 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) từ ngân sách Nhà nước (NS) đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước nói chung và của từng địa phương nói riêng. Đầu tư XDCB không những góp phần quan trọng tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, đặc biệt trong thời kỳ xây dựng nền tảng hạ tầng cần thiết cho sự phát triển kinh tế xã hội, mà còn có tính định hướng, góp phần quan trọng trong việc thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển khác nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói chung và thành phố Pleiku nói riêng về đầu tư XDCB ngày càng tăng và sử dụng nguồn vốn NS nhà nước rất lớn trong chi ngân sách Nhà nước. Mặc dù hầu hết các dự án đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế xã hội nhất định. Tuy nhiên còn nhiều hạn chế, bất cập đó là công tác quản lý nhà nước (QLNN) về vốn đầu tư, việc sử dụng vốn đầu tư kém hiệu quả, phân bổ vốn, xây dựng dự án còn dàn trải, chậm tiến độ. Đầu tư XDCB là một bộ phận quan trọng của sự phát triển cơ sở hạ tầng (CSHT) kinh tế - xã hội, là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến lợi thế cạnh tranh của Tỉnh để thu hút đầu tư và phát triển. Chính vì vậy việc hoàn thiện công tác QLNN về đầu tư trong phát triển CSHT của tỉnh Gia Lai nói chung, thành phố Pleiku nói riêng nhằm khắc phục các hạn chế của công tác đầu tư, mang lại hiệu quả cao là vấn đề có tính cấp thiết, cần được thực hiện một cách thấu đáo để thực hành tiết kiệm, chống thất thoát lãng phí, nâng cao hiệu quả 2 trong đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NS. Đây chính là lý do thúc đẩy tác giả chọn đề tài “Quản lý đầu tư XDCB bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn thành phố Pleiku” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Nghiên cứu thực trạng và những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý đầu tư XDCB nhằm đánh giá những bất cập, hạn chế yếu kém và đề xuất các giải pháp. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Việt Nam hiện nay. - Phân tích thực trạng quản lý đầu tư XDCB trên địa bàn thành phố Pleiku của các chủ thể tham gia quản lý. - Đề xuất những giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý đầu tư XDCB trên địa bàn thành phố Pleiku nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước trong tình hình mới. 3. Câu hỏi hay giả thuyết nghiên cứu Quản lý nhà nước về đầu tư XDCB là gì và bao gồm những nội dung nào? Thực tiễn QLNN về đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NS ở thành phố Pleiku giai đoạn 2014-2018 đã diễn ra như thế nào? nguyên nhân của những hạn chế trong QLNN về đầu tư Cần thực thi những giải pháp nào nhằm hoàn thiện công tác QLNN về đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NS ở thành phố Pleiku ? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Nnghiên cứu những vấn đề lý 3 luận và thực tiễn của công tác quản lý đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NS trên địa bàn thành phố Pleiku. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu thực trạng quản lý đầu tư XDCB từ bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn thành phố Pleiku từ năm 2014 – 2018. Các giải pháp đề xuất có ý nghĩa trong những năm đến. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập số liệu - Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập trong 5 năm gần đây. - Nguồn dữ liệu sơ cấp: Thu thập số liệu sơ cấp nhằm xác định trọng số của các yếu tố cấu thành năng lực quản lý của các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương trong công tác quản lý đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NS thông qua điều tra, khảo sát . 5.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Trên cơ sở về phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng, đề tài vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, trong đó chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh để phân tích đối tượng nghiên cứu. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài hệ thống hóa, góp phần làm sáng tỏ lý luận quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, xây dựng các chuẩn (yêu cầu) của quá trình đầu tư XDCB. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao ý thức tự giác chấp hành các quy định về hoạt động đầu tư xây dựng. Đề tài nghiên cứu là cơ sở khoa học tham khảo để hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn trong quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng đối với 4 các đơn vị quản lý trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói chung và thành phố Pleiku nói riêng. 7. Sơ lƣợc tài liệu nghiên cứu chính sử dụng trong đề tài Tài liệu nghiên cứu chính gồm sách giáo trình giảng dạy về kinh tế và quản lý đầu tư XDCB. 8. Sơ lƣợc tổng quan tài liệu Các luận án,, luận văn, Kết quả các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, các tạp chí kin ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: