Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 324.71 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu tổng quát của đề tài là trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn quận Thanh Khê, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về du lịch tại quận Thanh Khê trong thời gian đến.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRƢƠNG THANH TOÀNQUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 834 04 10 Đà Nẵng - Năm 2020 Công trình được hoành thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hiệp Phản biện 1: TS. Lê Bảo Phản biện 2: TS. Lâm Minh ChâuLuận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩQuản lý kinh tế họp tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vàongày 14 tháng 11 năm 2020.Có thể tìm hiểu luận văn tại:- Trung tâm thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng.- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong các năm qua, ngành du lịch (DL) có những bước pháttriển đáng kể và đóng góp ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế chung,tạo điều kiện đạt được mục tiêu phát triển bền vững của nước ta.Nằm trong xu thế chung đó, với các lợi thế về tài nguyên DL, thànhphố Đà Nẵng là một địa phương có ngành DL dẫn đầu cả nước. Nghịquyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng lần thứ XXI đã nêu ra 3bước đột phá, trong đó phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất làDL được đặt lên hàng đầu. Quận Thanh Khê là một địa phương có nhiều tiềm năng đểphát triển DL. Tuy nhiên, việc khai thác, phát huy các nguồn tàinguyên này của quận Thanh Khê vẫn còn hạn chế. Các sản phẩm DLđịa phương chưa khớp nối một cách hiệu quả vào các tour, tuyến DLchung của thành phố. Cơ sở vật chất, nguồn nhân lực còn chưa đápứng được nhu cầu phát triển. Trong rất nhiều nguyên nhân, cónguyên nhân hàng đầu là công tác quản lý nhà nước (QLNN) về DLcủa địa phương còn nhiều bất cập, đặc biệt trong khâu triển khai,thực thi chính sách DL trong công tác QLNN về DL tại địa phương. Trong các năm gần đây, khi dư địa phát triển các ngành sảnxuất kinh doanh truyền thống không còn nữa, Thanh Khê đã quantâm nhiều hơn tới phát triển DL địa phương. Để làm được điều này,công tác QLNN về DL phải trở thành một lực lượng dẫn đầu, tổnghợp và kích thích các lực lượng phát triển của ngành DL địa phươngvà vì thế cần thiết phải được tăng cường hơn nữa trong thời gian tới. Vì vậy, việc làm rõ thực trạng và đề xuất một số giải phápnhằm tăng cường công tác QLNN về DL tại địa phương này là vấnđề cần thiết và cấp bách hiện nay. Xuất phát từ tính cấp bách của vấn 2đề, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bànquận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng” để thực hiện luận văn thạcsỹ Quản lý kinh tế của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng công tác QLNNvề DL trên địa bàn quận Thanh Khê, đề xuất các giải pháp nhằm tăngcường QLNN về DL tại quận Thanh Khê trong thời gian đến. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về DL và QLNN về DL trên địabàn cấp quận huyện. - Phân tích thực trạng QLNN về DL tại quận Thanh Khê,thành phố Đà Nẵng. - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường QLNN về DL trênđịa bàn quận Thanh Khê trong thời gian đến. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các vấn đề lý luận và thực tiễn QLNN về DL trên địa bànquận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nội dung QLNN về hoạt động DLthuộc chức năng của chính quyền địa phương cấp quận huyện. - Khách thể nghiên cứu: Các cơ quan, đơn vị, cá nhân liênquan đến công tác QLNN về DL. - Phạm vi thời gian: Giai đoạn từ 2014 đến 2019 và các giảipháp, kiến nghị tăng cường công tác QLNN về DL đến năm 2025 vàđịnh hướng đến năm 2030. 3 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu - Dữ liệu thứ cấp là những số liệu được thu thập từ các phòng,ban và các cơ quan có liên quan đến QLNN về DL của quận bằngphương pháp khảo cứu lịch sử. - Dữ liệu sơ cấp được tác giả thu thập bằng phương pháp điềutra khảo sát thông qua bảng câu hỏi. 4.2. Phương pháp phân tích, đánh giá Sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh để phântích, đánh giá. 5. Bố cục của luận văn Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về du lịch. Chương 2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịchtrên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Chương 3. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về du lịchtrên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Các giáo trình, luận án, luận văn, bài viết hội thảo khoa họcchuyên đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: