Danh mục

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Quản lý nhà nước đối với cây sâm Ngọc Linh ở huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 329.89 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng để đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với cây sâm Ngọc Linh và các sản phẩm chế biến từ cây sâm Ngọc Linh, đưa cây sâm Ngọc Linh thành cây chủ lực trong việc phát triển kinh tế-xã hội huyện Tu Mơ Rông đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Quản lý nhà nước đối với cây sâm Ngọc Linh ở huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THUẬN HÓAQUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÂY SÂM NGỌCLINH Ở HUYỆN TU MƠ RÔNG, TỈNH KON TUM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60.34.04.10 Đà Nẵng - 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn KH: GS.TS. Lê Thế Giới Phản biện 1: PGS.TS. Lê Văn Huy Phản biện 2: PGS.TS. Trần Thuận Kiên Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệpThạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học ĐàNẵng vào ngày 9 tháng 3 năm 2019Có thể tìm hiểu luận văn tại:- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây sâm Ngọc Linh là cây thuốc „giấu‟ của đồng bào Xê Đăng ởvùng núi cao (xung quanh đỉnh núi Ngọc Linh) thuộc hai tỉnh Kon Tumvà Quảng Nam. Cho đến nay, chưa ai biết cây sâm này có từ bao giờ vàđã dùng làm thuốc từ lúc nào. Người dân địa phương đã dùng cây thuốc“giấu” này cho những người thân bị bệnh nặng, cần bồi bổ sức khỏecho những chuyến đi rừng xa săn bắn, cho những người bị rắn cắn vàcả những người bị bệnh thông thường như đau bụng... cũng rất hiệuquả. Năm 1985, trên cơ sở tiêu bản mẫu chuẩn và các số liệu thực vậthọc của Trung tâm sâm Việt Nam cung cấp, Hà Thị Dụng và I. V.Grushvitsk đã xác định là loài mới và chính thức công bố tên khoa họccây sâm đốt trúc là “Panax vietnamensis Ha et Grushvits”. Đó là mộtloài sâm mới của thế giới thuộc chi Panax, họ Araliaceae (họ nhânsâm) với những đặc điểm riêng biệt của nó về hoa, quả, hạt và lá. Từnhững tên địa phương với các tên như cây thuốc giấu, ngải, sâm khunăm, củ ngãi rọm con … ngày nay sâm Ngọc Linh đã chính thức trởthành một cây thuốc quý hiếm của vùng Ngọc Linh và cả nước. Ngay từ những năm 1999, sản phẩm sâm Ngọc Linh đã đượctỉnh Kon Tum quan tâm bảo tồn, phát triển sâm Ngọc Linh. Đến năm2011 sâm Ngọc Linh chính thức được Tỉnh ủy xác định là một trong9 sản phẩm chủ lực của tỉnh. Qua quá trình đầu tư và phát triển, đếnnay toàn tỉnh đã bảo tồn, trồng được hơn 365,7 ha sâm Ngọc Linh(trong đó Nhà nước đầu tư 15,73 ha; tư nhân khoảng 350 ha) và hiệnnay đang khẩn trương tổ chức sản xuất các sản phẩm sâm Ngọc Linhđể tiêu thụ ra thị trường trong nước và xuất khẩu. Với giá trị kinh tế, cũng như giá trị dược liệu đặc hữu, quý của 2cây sâm Ngọc Linh đã được khẳng định và công nhận, Thủ tướngChính phủ đã phê duyệt sâm Ngọc Linh trở thành sản phẩm quốc giatại Quyết định số 787/QĐ-TTg ngày 05/6/2017; đồng thời sâm NgọcLinh đã được Nhà nước cấp Giấy đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý chosản phẩm sâm củ vào ngày16/8/2016. Đó là những điều kiện hết sứcthuận lợi, mở ra thời cơ để phát triển sản phẩm sâm Ngọc Linh ởhuyện Tu Mơ Rông xứng tầm với giá trị vốn có. Để góp phần trong công tác bảo tồn và phát triển sâm NgọcLinh ở huyện Tu Mơ Rông thật sự trở thành sản phẩm chủ lực củatỉnh, sản phẩm quốc gia, đóng góp nhiều hơn nữa vào phát triển kinhtế - xã hội của địa phương nói chung, của những người trồng, sảnxuất sâm Ngọc Linh nói riêng, đặc biệt là tạo niềm tin đối với ngườitiêu dùng, bảo tồn, phát triển danh tiếng giá trị và thương hiệu vàchất lượng của sâm Ngọc Linh Kon Tum trong điều kiện kinh tế thịtrường và hội nhập quốc tế, và nhằm mục đích quản lý được chấtlượng dược liệu cũng như nguồn cây giống sâm Ngọc Linh tại huyệnTu Mơ Rông, tăng cường công tác quản lý nhà nước, thanh tra, kiểmsoát, xử lý nghiêm các trường hợp sản xuất, kinh doanh sâm NgọcLinh trên địa bàn tỉnh Kon Tum, huyện Tu Mơ Rông không rõ nguồngốc, xuất xứ, kém chất lượng, tôi chọn đề tài luận văn tốt nghiệp:Quản lý nhà nước đối với cây sâm Ngọc Linh ở huyện TuMơ Rông, tỉnh Kon Tum. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng để đề xuất các giải pháp hoànthiện công tác quản lý nhà nước đối với cây sâm Ngọc Linh ở huyệnTu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. 3 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với câydược liệu - Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với câysâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum, xácđịnh những thành công, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước đốivới loại sâm quý này. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nướcđối với cây sâm Ngọc Linh và các sản phẩm chế biên từ cây sâmNgọc Linh, đưa cây sâm Ngọc Linh thành cây chủ lực trong việcphát triển kinh tế-xã hội huyện Tu Mơ Rông đến năm 2020, tầm nhìnđến năm 2030. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Nội hàm công tác quản lý nhà nước đối với cây dược liệugồm những vấn đề gì? - Công tác quản lý nhà nước đối với cây sâm này ở huyện TuMơ Rông, tỉnh Kon Tum hiện nay được thực hiện như thế nào? - Để bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh ở huyện Tu MơRông, tỉnh Kon Tum trong những năm tới đối với công tác quản lýnhà nước cần phải làm gì? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn vềcông tác quản lý nhà nước đối với cây sâm Ngọc Linh. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: nghiên cứu trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông + Về thời gian: Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối vớicây sâm Ngọc Linh được tiến hành nghiên cứu trong giai đoạn 2015-2018; định hướng 2018-2020, tầm nhìn đến 2030. 4 + Về nội dung: Luận văn nghiên cứu các nội dung quản lý nhànước đối với cây sâm Ngọc Linh ở cấp độ chính quyền cấp huyệncủa huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon T ...

Tài liệu được xem nhiều: