Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.06 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận văn là: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động của Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh nhằm đề xuất định hướng, giải pháp quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG LÊ MẠNH HÙNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa 8 (2017-2019) Hà Nội, 2020 CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNGNgười hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Thị HoaPhản biện 1:Phản biện 2: Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương Vào ngày tháng năm 2019Có thể tìm hiểu luận văn tại:Thư viện Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương 1 MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Dân ca quan họ là một trong những làn điệu dân ca tiêu biểucủa vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam. Nó được hìnhthành và phát triển ở vùng văn hóa Kinh Bắc xưa, đặc biệt là khu vựcranh giới hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay với dòng sôngCầu chảy qua được gọi là “dòng sông Quan họ”. Để góp phần thực hiện tốt hơn cam kết với UNESCO trongcông tác bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thểcủa nhân loại, tỉnh Bắc Ninh ra Quyết định số: 1196/QĐ-UBNDngày 30/09/2011 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc “Thành lập Nhàhát dân ca Quan họ Bắc Ninh trên cơ sở nâng cấp Đoàn dân caQuan họ Bắc Ninh”. Nhà hát có chức năng biểu diễn nghệ thuậtphục vụ nhu cầu thưởng thức dân ca Quan họ của nhân dân và bạnbè quốc tế; sưu tầm, nghiên cứu, thể nghiệm, đào tạo, truyền dạy,bảo tồn và phát huy giá trị của dân ca Quan họ Bắc Ninh. Đồngthời, quản lý và khai thác có hiệu quả công năng cơ sở hạ tầng kỹthuật để Nhà hát trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách thậpphương và đông đảo quần chúng nhân dân trên địa bàn tỉnh BắcNinh. Là đơn vị nghệ thuật mới được thành lập, Nhà hát Dân caQuan họ Bắc Ninh đang gặp những khó khăn, thách thức trong việcbảo tồn và phát huy giá trị di sản quan họ trong đời sống. Nguyênnhân kể trên là do cơ chế chính sách chưa thu hút được tài năng trẻ,bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực chưa đáp ứng được chức năng,nhiệm vụ hoạt động của Nhà hát. Từ những vấn đề nêu trên, tôi lựachọn đề tài nghiên cứu “Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuậttại Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh” làm luận văn Thạc sĩ vớimong muốn góp phần công sức nhỏ bé của mình trong việc nângcao hiệu quả công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tạiNhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong tình hình mới.2. Tình hình nghiên cứu2.1. Các công trình liên quan đến vấn đề nghiên cứu Trước đây đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu vềcông tác quản lý Nhà hát nói chung và nghệ thuật quan họ nóiriêng. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến một số các công trìnhnghiên cứu như: 2 * Nhón công trình nghiên cứu quản lý hoạt động Nhà hát - Trần Quốc Bảng (1994), “Quản lý nhà nước về văn hóa,nghệ thuật trong cơ chế thị trường”, đề tài cấp Bộ - Trường Đại họcVăn hóa Hà Nội. Tác giả đã đánh giá thực trạng về hoạt động quảnlý văn hóa nghệ thuật trong cơ chế thị trường, định hướng xã hộichủ nghĩa, cũng như để xuất khuyến nghị giải pháp quản lý nhànước đối với lĩnh vực văn hóa nghệ thuật trong cơ chế thị trường. - Lê Thị Thu Hiền (2009), “Quản lý hoạt động biểu diễn nghệthuật sân khấu truyền thống ở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch”,luận văn Thạc sĩ. Tác giả đã trình bày những vấn đề chung về côngtác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống của BộVHTTDL trong giai đoạn hiện nay và đề xuất một số định hướng,giải pháp quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này. - Trần Thục Quyên (2006), “Quản lý hoạt động biểu diễnnghệ thuật tại Nhà hát Tuổi Trẻ”, luận văn Thạc sĩ – TrườngĐHSPNTTƯ. Trong đề tài này, tác giả đã nghiên cứu, đánh giá thựctrạng hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp của Nhà hátTuổi Trẻ và đề xuất phương hướng, giải pháp quản lý nhà nướctrong nền kinh tế thị trường. - Nguyễn Hữu Hiệp (2015), “Quản lý hoạt động biểu diễn củaNhà hát Múa rỗi Việt Nam”, luận văn Thạc sĩ– Trường ĐHSPNTTƯ.Trong đó tác giả đã nghiên cứu đánh giá những thuận lợi, khó khăntrong công tác quản lý hoạt động biểu diễn tại Nhà hát Múa rối ViệtNam và đề xuất các giải pháp như: hoàn thiện hệ thống văn bản quảnlý nhà nước; chế độ đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực phát triển Nhàhát. - Nguyễn Kim Ngân (2015), “Quản lý hoạt động biểu diễnnghệ thuật của Nhà hát Chèo Việt Nam”, luận văn Thạc sĩ – TrườngĐHSPNTTƯ. Tác giả đã phân tích, đánh giá những tồn tại, hạn chếđối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật sân khấu Chèo truyền thốnghiện nay và đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tácquản lý nhà nước. - Hà Quang Hảo (2018), “Quản lý Nhà hát Chèo Quâ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: