Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Quản trị rủi ro hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 264.69 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ "Quản trị rủi ro hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương" có nội dung gồm 3 chương. Chương 1: Quản trị rủi ro hoạt động bảo lãnh ngân hàng; Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương; Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Quản trị rủi ro hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương i TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƢƠNG 1: QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 1.1. Bảo lãnh ngân hàng “Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó Bên bảo lãnh cam kếtvới Bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho Bên đượcbảo lãnh khi Bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩavụ đã cam kết với Bên nhận bảo lãnh; Bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trảcho Bên bảo lãnh.” Bảo lãnh ngân hàng có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau cụ thể như: - Phân loại theo mục đích: Bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh hoàntiền tạm ứng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh thuế,… - Phân loại theo phạm vi bảo lãnh: Bảo lãnh trong nước, bảo lãnh có yếu tốnước ngoài; - Phân loại theo thời hạn: bảo lãnh ngắn hạn và bảo lãnh trung dài hạn; - Phân loại theo điều kiện đòi tiền: bảo lãnh vô điều kiện và bảo lãnh có điều kiện; - Phân loại theo tài sản bảo đảm: Bảo lãnh có tài sản bảo đảm toàn bộ và bảolãnh không có tài sản bảo đảm toàn bộ; - Phân loại theo cơ sở phát hành bảo lãnh: Bảo lãnh trực tiếp, bảo lãnh đốiứng và bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng; Bảo lãnh ngân hàng tồn tại độc lập với giao dịch kinh tế cơ sở và là một biệnpháp bảo đảm mang tính đối nhân. Phạm vi bảo lãnh có thể là toàn bộ hoặc mộtphần nghĩa vụ của Bên được bảo lãnh, tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên. Bảo lãnh ngân hàng có chức năng tài trợ (thông qua bảo lãnh, khách hàngngười được bảo lãnh không phải xuất quỹ, được vay nợ hoặc được kéo dài thời gianthanh toán tiền hàng, dịch vụ) và chức năng bảo đảm (theo chức năng này người thụhưởng sẽ nhận được sự bồi thường về mặt tài chính trong trường hợp người đượcbảo lãnh vi phạm cam kết). 1.2. Rủi ro hoạt động bảo lãnh ngân hàng Rủi ro hoạt động bảo lãnh ngân hàng được hiểu là rủi ro xảy ra khi Bên đượcbảo lãnh đã không thực hiện đúng, đầy đủ và đúng hạn các cam kết trước đó với iiBên nhận bảo lãnh, dẫn tới phát sinh hồ sơ đòi tiền từ phía Bên nhận bảo lãnh gửitới ngân hàng yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho Bên được bảo lãnh. Rủi ro bảo lãnh mang tính tất yếu do cũng là một loại rủi ro tín dụng và luôntồn tại và gắn liền với hoạt động của ngân hàng; Rủi ro bảo lãnh phát sinh từ rủi rohoạt động của khách hàng và Rủi ro bảo lãnh có tính chất đa dạng, phức tạp: Đặcđiểm này thể hiện ở sự đa dạng phức tạp của nguyên nhân gây ra rủi ro bảo lãnhcũng như diễn biến sự việc, hậu quả khi rủi ro xảy ra. Một số loại rủi ro đặc thù như rủi ro hệ thống, rủi ro pháp lý, rủi ro đạo đức,rủi ro quản trị. Nguyên nhân gây ra rủi ro bao gồm các nhân tố chủ quan và kháchquan. Nhân tổ chủ quan có thể kể đến như do chính sách tín dụng, do chất lượngcông tác thẩm định cũng như chất lượng đội ngũ cán bộ; trong khi đó nhân tố kháchquan được đề cập đến như từ phía bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh, … Thiệt hại từ rủi ro bảo lãnh có nhiều hình thức trong đó phổ biến nhất là rủiro mất vốn của ngân hàng do phải thực hiện trả nợ thay, nguy cơ thiệt hại về hìnhảnh và uy tín của ngân hàng; nguy cơ dẫn đến hình sự hóa do các yếu tố về pháp lý. 1.3. Quản trị rủi ro hoạt động bảo lãnh ngân hàng Quản trị rủi ro bảo lãnh là việc Ngân hàng tìm cách nhận biết các dấu hiệurủi ro khi phát hành bảo lãnh, đo lường về tần suất và khả năng rủi ro trở thành hiệnthực cũng như tìm cách kiểm soát, quản lý để rủi ro bảo lãnh không xảy ra hoặc xảyra nhưng gây thiệt hại ở mức có thể chấp nhận được cho Ngân hàng. Quá trình quản trị rủi ro gồm 03 bước: Nhận biết rủi ro  Đo lường rủi ro Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro Nhận biết rủi ro là bước đầu tiên trong quá trinh quản trị rủi ro bảo lãnh. Cácrủi ro có thể nhận biết được bao gồm rủi ro hệ thống, rủi ro pháp lý, rủi ro đạo đứchoặc rủi ro quản trị. Đo lường rủi ro đối với bảo lãnh ngân hàng nhằm mục đích để đánh giá mứcđộ xuất hiện của rủi ro và tổn thất có thể có khi rủi ro xảy ra nhằm kiểm soát rủi rovà tổn thất. Một số chỉ tiêu định tính để đo lường rủi ro: Mức độ ổn định của nềnkinh tế; tình hình ngành hàng; năng lực quản trị điều hành của Ban lãnh đạo; sự phùhợp của nhu cầu bảo lãnh với hoạt động kinh doanh; loại hình bảo lãnh khách hàng iiiđề nghị; mức độ hợp tác và thiện chí của khách hàng. Một số chỉ tiêu định lượngnhư: xếp hạng tín dụng của khách hàng, nhóm nợ và dư nợ theo kết quả hỏi tin CIC,giá trị bảo lãnh cấp cho khách hàng, thời gian cấp bảo lãnh, tỷ lệ ký quỹ và tài sảnbảo đảm. Phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu rủi ro bao gồm một số biện pháp như nétránh rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, giảm thiểu tổn thất, chuyển giao rủi ro, đa dạng hóarủi ro. Bên cạnh đó, quá trình quản trị rủi ro cũng được chia thành 03 giai đoạngồm: quản trị rủi ro trước khi phát hành bảo lãnh, quản trị rủi ro khi phát hành bảolãnh và quản trị rủi ro sau khi phát hành bảo lãnh. Hoạt động quản trị rủi ro bảo lãnh cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủquan và khách quan. Yếu tố chủ quan như quy trình quy chế, nhân tố về cán bộngân hàng, nhân tố về hệ thống phần mềm hỗ trợ. Yếu tố khách quan bao gồm sựhợp tác của khách hàng, năng lực quản trị điều hành của khách hàng, những yếu tốbiến động của nền kinh tế. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CHƢƠNG DƢƠNG 2.1. Sơ lược về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chinhánh Chương Dương Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – C ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: