Luận văn tìm hiểu và làm rõ quan điểm, vai trò của chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ đối với sự phát triển kinh tế xã hội đất nước; đánh giá qui trình quản lý, sử dụng các khoản chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ của nước ta hiện nay từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ của Việt Nami Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Hải Anh – CH150423 LỜI MỞ ĐẦU: 1- Tính cấp thiết của đề tài: Trong giai đoạn hội nhập hiện nay khi những bước tiến kỳ diệu và những thành tựu to lớn của khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức được vài trò chiến lược của KHCN, Đảng ta ngay từ đại hội đảng IX đã khẳng định: “Cùng với giáo dục và đào tạo, đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.”. Cũng từ nhận thức đó, trong những năm qua, chi ngân sách nhà nước cho KH - CN không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Tuy vậy, Chi Ngân sách cho đầu tư phát triển KH – CN vẫn gặp một số những khó khăn nhất định trong quá trình trển khai như các thủ tục hành chính, việc thẩm định chi tiêu nhiều khi còn chưa thực sự hợp lý; chưa có được những tiêu chí cụ thể đánh giá về tính hợp lý hiệu quả… Vì vậy việc chọn đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam” là cần thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2- Mục đích nghiên cứu của đề tài: Tìm hiểu và làm rõ quan điểm, vai trò của chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ đối với sự phát triển kinh tế xã hội đất nước. Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để xem xét, đánh giá qui trình quản lý, sử dụng các khoản chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ của nước ta hiện nay từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ. 3- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài: Thực trạng quản lý chi ngân sách cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ của nước trong giai đoạn hiện nay (2003 – 2008) trong đó chủ yếu đề tài đi sâu nghiên cứu tình hình quản lý nguồn chi của ngân sách trung ương thông qua Bộ Khoa học Công nghệ. ii Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Hải Anh – CH150423 4- Phương Pháp nghiên cứu: Trên cở sở phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp được sử dụng trong thực hiện đề tài: Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp.. Về nội dung , ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án gồm ba chương: Chương 1: Lý luận chung về tăng cường quản lý chi Ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ. Chương 2: Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam. Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ. iii Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Hải Anh – CH150423 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Trong chương này chúng ta đi sâu phân tích làm rõ các nội dung phần lý luận về Khoa học công nghệ, về đầu tư tư phát triển khoa học công nghệ, về quản lý chi ngân sách đầu tư phát triển khoa học công nghệ, lý do cần tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ. * Trong đó Khoa học công nghệ được định nghĩa bao gồm các nội dung sau: nghiên cứu Khoa học, nghiên cứu và phát triển Công nghệ, hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật. Hợp lý hoá sản xuất và các hoạt động khác nhằm phát triển KHCN. - Nghiên cứu khoa học: là hoạt động phát hiện, tìm kiếm các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. Nghiên cứu Khoa học bao gồm nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. - Phát triển công nghệ: là hoạt động nhằm tạo ra và hoàn thiện công nghệ mới. Phát triển Công nghệ bao gồm triển khai thực nghiệm và sản xuất thực nghiệm. - Triển khai thực nghiệm: là hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học để lam thực nghiệm nhằm tạo ra Công nghệ mới, sản phẩm mới. - Sản xuất thực nghiệm: là hoạt động ứng dụng kết quả triển khai thực nghiệm để sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện Công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống. Dịch vụ Khoa học và Công nghệ: là các hoạt động vụ việc nghiên cứu Khoa học và phát triển Công nghệ, các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao Công nghệ, các dịch vụ về thông tin tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng tri thức Khoa học và Công nghệ và kinh nghiệm vào thực tiễn. iv Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Hải Anh – CH150423 KHCN có ảnh hưởng và tác động đến mọi hoạt động Kinh tế - Xã hội. chính KHCN là chìa khoá của sự phát triển. Bởi vậy, quốc gia nào nhận thức rõ được vai trò của KHCN và có chính sách đầu tư đúng đắn để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển Công nghệ; quốc gia đó sẽ đạt được một nền kinh tế - Xã hội tăng trưởng cao và ổn định, bền vững. Nhận thức rõ vai trò của KHCN trong sự nghiệp phát triển kinh tế Xã hội, ngay trong nghị ...