Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - Qua thực tiễn tại tỉnh Lạng Sơn

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 323.34 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - Qua thực tiễn tại tỉnh Lạng Sơn hướng đến mục đích đánh giá những ưu điểm, phân tích những tác động cụ thể của chính sách dân tộc trên mọi lĩnh vực đời sống, chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn thời kỳ đổi mới; từ đó đưa ra một số kiến nghị trong quá trình thực thi chính sách và đề ra các giải pháp bảo đảm việc thực hiện chính sách dân tộc, pháp luật về dân tộc. Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - Qua thực tiễn tại tỉnh Lạng Sơn Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - Qua thực tiễn tại tỉnh Lạng Sơn Triệu Thanh Phượng Khoa Luật Luận văn ThS Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số 60 38 01 01 Người hướng dẫn: GS.TS. Phạm Hồng Thái Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Chính sách dân tộc; Pháp luật Việt Nam; Luật Hiến pháp.Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dân tộc là vấn đề mang tính chất thời sự đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Vấnđề dân tộc luôn mang tính lý luận và tính thực tiễn sâu sắc. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay,vấn đề dân tộc đang có những diễn biến phức tạp đối với mỗi một quốc gia và cả toàn cầu.Dân tộc, sắc tộc, tôn giáo là vấn đề nhạy cảm mà các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụngnhằm chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta vàchia rẽ khối đại đoàn kết của dân tộc ta. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Đặc trưng nổi bật trong quan hệ giữa các dân tộcở nước ta là sự cố kết dân tộc, hoà hợp dân tộc trong một cộng đồng thống nhất đã trở thànhtruyền thống, thành sức mạnh và đã được thử thách trong các cuộc đấu tranh chống ngoạixâm, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước qua mấy nghìn năm lịch sử cho đến ngày nay. Cácdân tộc có ngôn ngữ, đặc trưng văn hóa và trình độ phát triển khác nhau. Tính khác biệt tạonên sự phong phú, đa dạng. Nhưng bản thân nó cũng sẽ tạo nên sự phân biệt nếu quan hệ dântộc không được giải quyết tốt. Chính vì vậy, giải quyết tốt quan hệ dân tộc là vấn đề cấp thiếtluôn được đặt ra đối với Đảng và Nhà nước. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ Xkhẳng định: Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúpnhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá,xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa [20]. Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kì đổi mới, nhiều vấn đềphức tạp nảy sinh đòi hỏi chúng ta phát huy cao độ khối đoàn kết dân tộc để có thể đứng vữngvà phát triển. Do vậy, nhận thức đúng đắn vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc thời kỳ đổimới có tầm quan trọng rất lớn. Đảng và Nhà nước đã có những chính sách cụ thể nhằm nângcao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số, củng cố tăng cường khối đạiđoàn kết dân tộc. Việc hoạch định chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta dựa trên những giá trịtruyền thống và sự vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thựctiễn Cách mạng Việt Nam. Để phát huy hiệu quả chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nướctrong giai đoạn hiện nay thì việc thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam tạitừng địa phương, trong đó có tỉnh Lạng Sơn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệpcách mạng chung của cả nước. Lạng Sơn là một tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam với quy mô dân số 731.887 người(điều tra dân số ngày 1/4/2009). Dân tộc Kinh chiếm 16.5% dân số toàn tỉnh, còn lại là cácdân tộc thiểu số chiếm khoảng 83.21% dân số toàn tỉnh (trong đó: Nùng chiếm 43%, Tàychiếm 35%, Dao chiếm 3,5%, Hoa chiếm 0,66%, Sán Chay chiếm 0,6%, Mông chiếm 0,17%và một số dân tộc thiểu số khác sinh sống xen cư ở vùng núi cao, vùng xa, địa hình phức tạp).Trong bề dày lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhân dân các dân tộcLạng Sơn có truyền thống đoàn kết, chung sức, chung lòng lao động sản xuất, xây dựng đờisống kinh tế xã hội và chống ngoại xâm. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Phápvà đế quốc Mỹ, Lạng Sơn đã đóng góp to lớn sức người sức của cùng với nhân dân cả nướclàm nên chiến thắng vĩ đại 30/4/1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và cùng tiếnbước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong những năm qua, việc thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Lạng Sơn đã gópphần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số.Tuy nhiên, Lạng Sơn vẫn là một tỉnh nghèo trong mặt bằng chung của cả nước; đồng bào dântộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp, thiếu đói, thất học... Bên cạnh đó, các thếlực thù địch luôn tìm cách lợi dụng những sai sót, yếu kém trong việc thực thi chính sách dântộc để tuyên truyền tư tưởng hiềm khích, chia rẽ dân tộc, truyền đạo trái phép nhằm thực hiệnâm mưu diễn biến hòa bình gây mất ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xãhội trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Từ những nhận thức trên đây, em lựa chọn đề tài luận văn thạc sĩ của mình là: Thựchiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - Qua thực tiễn tại tỉnh Lạng Sơn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Thời gian qua, vấn đề t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: