Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Vấn đề đạo đức trong triết học của I. Kant và ý nghĩa thời đại

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 331.60 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (25 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là khái quát bối cảnh hình thành các quan niệm về đạo đức trong triết học của I. Kant. Trình bày các dung cơ bản về vấn đề đạo đức trong triết học của I. Kant. Đánh giá các giá trị của vấn đề đạo đức trong triết học I. Kant và ảnh hưởng của nó đối với các nhà triết học sau này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Vấn đề đạo đức trong triết học của I. Kant và ý nghĩa thời đại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -------------- ĐINH NGỌC HOÀNG VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG TRIẾT HỌC CỦA IMMANUEL KANT VÀ Ý NGHĨA THỜI ĐẠI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Mã số: 60.22.03.01 Đà Nẵng - Năm 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS.LÂM BÁ HÒA Phản biện 1: PGS.TS Đoàn Thế Hùng Phản biện 2: TS. Trần Hồng Lƣu Luận văn đã được bảo vệ trước hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Triết học họp tại Trường Đại Học Kinh Tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 08 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin – học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Triết học I. Kant có một vị trí quan trọng trong lịch sử triết học phương Tây. Tính chặt chẽ trong hệ thống triết học của I. Kant cùng với việc nghiên cứu con người như một chủ thể nhận thức và một chủ thể hành động đã đưa nền triết học cổ điển Đức nói riêng và triết học phương Tây nói chung lên một tầm cao mới. Theo đánh giá của Hegel thì triết học của I. Kant là nền tảng và là điểm xuất phát của triết học Đức hiện đại. Là người kế thừa có phê phán và phát triển phép biện chứng của triết học phương Tây hết sức tiêu biểu cho thời đại của mình, I. Kant đã xây dựng một hệ thống triết học đồ sộ chủ yếu thể hiện trong ba tác phẩm: Phê phán lý tính thuần túy, Phê phán lý tính thực tiễn và Phê phán năng lực phán đoán. Những quan điểm triết học của I. Kant được ông thể hiện trên ba khía cạnh cơ bản của con người, đó là: Con người trong mối quan hệ với tự nhiên; Con người trong mối quan hệ với con người, xã hội; Con người trong mối quan hệ với chính bản thân mình. Trong hệ thống triết học đồ sộ của I. Kant, ông luôn suy tư nhằm trả lời cho câu hỏi: Tôi có thể nhận thức cái gì? Tôi phải làm gì? Tôi có thể hy vọng vào cái gì? I. Kant cũng đã từng khẳng định mạnh mẽ rằng, mục đích quan trọng của triết học là về vận mệnh con người và nền triết học về vận mệnh con người chính là vấn đề đạo đức. Triết học I. Kant nói chung, những quan điểm về đạo đức của ông nói riêng có chỗ đứng quan trọng trong lịch sử tư tưởng triết học phương Tây. Các nhà nghiên cứu đã ví I.Kant là “ông hoàng của Phúc âm mới” khi đề cập đến vấn đề đạo đức trong triết học của ông. Quan niệm về đạo đức của I. Kant hoàn toàn đối lập với quan niệm ích kỹ, vụ lợi, thực dụng, hẹp hòi, và nó hướng đến những gia trị chung toàn nhân loại. Những quan điểm về đạo đức trong triết học 2 I. Kant thể hiện khát vọng của con người hướng tới cái thiện, tới hạnh phúc cho mọi người. Nếu loại bỏ tất cả những gì là ảo tưởng, những gì là trừu tượng và những gì là sai lầm duy tâm trong hệ thống triết học của I. Kant chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều các giá trị, trong đó có những quan điểm về đạo đức của ông đã để lại dấu ấn lâu dài và sâu đậm không chỉ trong lịch sử triết học phương Tây mà còn có ý nghĩa đối với thời đại ngày nay. Sau hơn 30 năm đổi mới đất nước và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã đạt được nhiều nhiều thành tựu trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của người dân đã được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển là sự xuống cấp của đạo đức xã hội trong một bộ phận không nhỏ người dân, đặt biệt trong xã hội hiện nay đang tồn tại một loại hình “văn hóa không nhúc nhích” cần được sớm xóa bỏ như phát biểu của người đứng đầu Chính phủ tại lễ phát động phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” ngày 19/5/2019. Bởi vậy, việc nghiên cứu hệ thống triết học của I. Kant nói chung, quan điểm về đạo đức trong triết học của ông nói riêng để thấy được lý do vì sao những quan niệm về đạo đức của I. Kant vẫn còn sức sống mãnh liệt trong thời đại ngày nay là công việc có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Vì lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Vấn đề đạo đức trong triết học của I. Kant và ý nghĩa thời đại” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn phân tích các quan điểm cơ bản về vấn đề đạo đức trong triết học của I. Kant để qua đó chỉ ra các giá trị mang ý nghĩa thời đại mà I. Kant đã để lại cho nhân loại. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, khái quát bối cảnh hình thành các quan niệm về đạo đức trong triết học của I. Kant. Thứ hai, trình bày các dung cơ bản về vấn đề đạo đức trong triết học của I. Kant. Thứ ba, đánh giá các giá trị của vấn đề đạo đức trong triết học I. Kant và ảnh hưởng của nó đối với các nhà triết học sau này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn + Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu nội dung cơ bản vấn đề đạo đức trong triết học của I. Kant và ý nghĩa thời đại của nó. + Phạm vi nghiên cứu: những quan niệm về đạo đức trong hệ thống triết học của I. Kant, chủ yếu tập trung trong tác phẩm Phê phán lý tính thực tiễn (1788), và một số tác phẩm khác như: Đặt nền móng cho siêu hình học của đạo đức (1785), và Siêu hình học của đạo đức (1797). 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận: Để thực hiện đề tài, Luận văn dựa trên lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp: phân tích và tổng hợp, lôgích và lịch sử, đối chiếu và so sánh, hệ thống hóa, để làm rõ nội dung tư tưởng, những mặt khoa học và hạn chế, cũng như các giá trị ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: