Danh mục

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Vai trò của tòa án trong kiểm soát quyền lực nhà nước

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 285.33 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài "Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực nhà nước" được nghiên cứu với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của tòa án ở nước ta, góp phần xây dựng và từng bước hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam. Hy vọng tài liệu là nguồn thông tin hữu ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của các bạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Vai trò của tòa án trong kiểm soát quyền lực nhà nước Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực nhà nước Tạ Thị Ngọc Liên Khoa Luật Luận văn ThS Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật Mã số 60 38 01 01 Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Đăng Dung Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Pháp luật Việt Nam; Tòa án; Luật Hiến pháp; Quyền lực nhà nước.Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khi chính quyền mới được thành lập, vấn đề được đặt ra là phải kiểm soát quyền lựccủa chính quyền sao cho nó không xâm phạm đến dân chúng, đồng thời để đảm bảo choquyền lực tối cao thuộc về nhân dân. Đó chính là một nhu cầu tất yếu khách quan. Quyền lựcnhà nước được chế ngự sẽ đảm bảo cho hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, bảo vệquyền con người và quyền cơ bản của công dân. Xuất phát từ nhu cầu kiểm soát quyền lực nhà nước đòi hỏi phải có những cơ chế kiềmchế chính thức giữ cho các cơ quan công quyền và các quan chức phải có trách nhiệm về hoạtđộng của họ. Trong nhà nước hiện đại và dân chủ cần phải kể đến vai trò của tòa án với vai tròquan trọng trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước, được ví như bức tường che chắnnhững xâm phạm tới Hiến pháp và các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Ở Việt Nam, trong hệ thống văn bản pháp luật hiện hành đã ghi nhận những căn cứpháp lý cho cơ chế giám sát của Tòa án đối với các cơ quan nhà nước, nhưng chưa thể hiệnđầy đủ cơ chế kiểm soát quyền lực bằng cơ quan tư pháp theo đúng nghĩa của nó. Đặc biệt, ởnước ta Tòa án chưa được thực hiện chức năng tài phán Hiến pháp. Bên cạnh đó, thẩm quyềngiải thích Hiến pháp vẫn thuộc về UBTVQH chứ không thuộc về Tòa án, hoạt động của Tòaán hành chính chưa hiệu quả, không đáp ứng được kì vọng của người dân trong giải quyết cáctranh chấp hành chính. Xuất phát từ lý do trên tôi chọn đề tài: “Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lựcNhà nước” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. Đềtài được nghiên cứu với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhànước của tòa án ở nước ta, góp phần xây dựng và từng bước hoàn thiện nhà nước pháp quyềnViệt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước đã được giới khoa học pháp lý tại Việt Namnghiên cứu, trong đó có nhiều công trình, bài báo của các nhà nghiên cứu đề cập đến một sốkhía cạnh liên quan đến đề tài, trong đó đáng chú ý là một số giáo trình, sách chuyên khảo,tham khảo về kiểm soát quyền lực nhà nước như: “Hạn chế sự tùy tiện của cơ quan nhà nước”của GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, NXB Tư pháp năm 2010; “Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm1992, nhũng vấn đề lý luận và thực tiễn” của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXBHồng Đức, năm 2012; “Tài phán Hiến pháp – Một số vấn đề lý luận cơ bản, kinh nghiệmquốc tế và khả năng áp dụng cho Việt Nam” do PGS.TS. Nguyễn Như Phát (chủ biên), NXBKhoa học xã hội năm 2011; “Tài phán hành chính trong bối cảnh xây dựng nhà nước phápquyền và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay” do PGS.TS Nguyễn Như Phát, PGS.TSNguyễn Thị Việt Hương (chủ biên), NXB Khoa học xã hội năm 2010; “Bảo hiế+n ở ViệtNam” của Th.s Bùi Ngọc Sơn, NXB Tư pháp, năm 2006. Bên cạnh các công trình khoa học được xuất bản dưới dạng sách tham khảo, còn có mộtsố luận văn như: “Nâng cao vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân đáp ứng yêu cầu xây dựng nhànước pháp quyền Việt Nam hiện nay” – luận văn thạc sĩ luật học của Trần Phụng Vương; “Vịtrí, vai trò của Tòa án nhân dân trong thể chế nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” –luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Văn Tám; “Chiến lược cải cách tư pháp với mục tiêu bảovệ công lý ở Việt Nam” – luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thế Anh. Qua nghiên cứu các công trình đã công bố, tác giả nhận thấy các kết kết quả nghiêncứu rất công phu, có giá trị khoa học cao và là tiền đề quan trọng để tác giả nghiên cứu đề tàicủa mình. Tuy nhiên, việc làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của Tòa ántrong kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta còn chưa đầy đủ, còn nhiều vấn đề cần phảinghiên cứu. Về vấn đề đánh giá hoạt động kiểm soát quyền lực của tòa án vẫn còn một số vấnđề chưa được nghiên cứu rõ như: đánh giá hoạt động của tòa án Việt Nam với tư cách là thiếtchế kiểm soát quyền lực nhà nước, những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của Tòa án ViệtNam trong kiểm soát quyền lực nhà nước… chưa được đề cập cụ thể. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn * Mục đích luận văn: + Làm rõ một số vấn đề lý luận và đánh giá về vai trò của tòa án trong hoạt động kiểmsoát quyền lực nhà nước. + Đánh giá thực trạng của hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của hệ thốngTAND ở Việt Nam. + Đề ra những ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: