Danh mục

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Tục hạ cốt của người Khmer Nam Bộ

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 649.73 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (24 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn thông qua điền dã, khảo sát thực tế, phỏng vấn để tìm hiểu những đặc điểm, các giá trị, ý nghĩa và những biến đổi trong tục hạ cốt của người Khmer Nam Bộ. Cung cấp những thông tin, cơ sở khoa học để góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống của người Khmer, phát huy những giá trị vốn có của người Khmer từ tục hạ cốt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Tục hạ cốt của người Khmer Nam Bộ -1- PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Sinh sống và lớn lên ở vùng dân tộc Khmer, tôi từngchứng kiến nhiều nghi thức, nghi lễ liên quan đến phongtục, tập quán, tôn giáo – tín ngưỡng của người Khmer đặcbiệt là tục hạ cốt. Bản thân tôi là dân tộc Khmer, công việchiện tại của tôi là công tác tại Phòng Văn hóa – Xã hội, BanDân tộc tỉnh. Do đó tôi chọn đề tài “Tục hạ cốt của ngườiKhmer Nam Bộ” làm đề tài nghiên cứu để tìm hiểu thêmvề tục hạ cốt của Khmer ở một số tỉnh có đông người Khmersinh sống có nét gì giống và khác nhau. Đồng thời, bản thânmuốn đóng góp một phần công sức để giữ gìn và phát huygiá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến tụchạ cốt của người Khmer: Tài liệu của Campuchia: Nhen Phuom – MomChhay (2004), Tập tục Khmer cổ (theo nghi thức Achar),Phnom Penh. Tài liệu tiếng Việt: Lê Hương (1969), Người Việtgốc Miên, Sài Gòn; Mai Ngọc Diệp (2008), Tang ma củangười Khmer An Giang, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn, TP. Hồ Chí Minh; Võ ThanhHùng (2010), Nghi lễ vòng đời của người Khmer SócTrăng, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội; Phạm Minh Hoàng(2014), Tang ma của người Khmer ở Vĩnh Long, Luận vănThạc sĩ, Trường Đại học Trà Vinh. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ____________________________ ISO 9001:2008 TRƯƠNG MINH HIẾU TỤC HẠ CỐTCỦA NGƯỜI KHMER NAM BỘ Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC Mã số: 60310640LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌCNgười hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ HUỆ TRÀ VINH, NĂM 2016 -2-3. Mục tiêu nghiên cứu Thông qua điền dã, khảo sát thực tế, phỏng vấn đểtìm hiểu những đặc điểm, các giá trị, ý nghĩa và những biếnđổi trong tục hạ cốt của người Khmer Nam Bộ. Cung cấpnhững thông tin, cơ sở khoa học để góp phần bảo tồn vănhóa truyền thống của người Khmer, phát huy những giá trịvốn có của người Khmer từ tục hạ cốt.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về tục hạ cốtcủa người Khmer Nam Bộ. Trong đó luận văn nghiên cứuvà làm rõ những nét văn hóa truyền thống và những biếnđổi xung quanh tục hạ cốt, tìm ra những nét tương đồng vàkhác biệt giữa cộng đồng người Khmer và giữa các dân tộctrong vùng. - Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu tục hạ cốtcủa người Khmer Nam Bộ tại một số tỉnh có đông ngườiKhmer sinh sống như Trà Vinh, Sóc Trăng và An Giang.5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp, phân tích; Phương pháp hồicố (lịch sử); Phương pháp quan sát tham dự; Phương phápso sánh.6. Đóng góp luận văn Đề tài luận văn “Tục hạ cốt của người Khmer NamBộ” góp phần làm chúng ta hiểu rõ hơn yếu tố văn hóa tộcngười của người Khmer từ góc độ tục hạ cốt, góp phần hoànthiện việc nghiên cứu về người Khmer Nam Bộ. Đề tài luận văn nghiên cứu sẽ đóng góp thêm nguồntài liệu cho công tác giảng dạy, nghiên cứu của khoa và nhà -3-trường; làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiêncứu kế tiếp và là tiền đề để chúng tôi nghiên cứu thêm vềvăn hóa Khmer. 7. Bố cục: gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2: Tục hạ cốt truyền thống của người Khmer Chương 3: Những biến đổi trong tục hạ cốt củangười Khmer -4- PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Các khái niệm 1.1.1.1. Nghi thức: Nghi thức là hành vi của cá nhân hoặc tập thể, tuântheo một nguyên tắc nhất định, lặp đi lặp lại thuộc một sơđồ có sẵn, nhằm đạt tới mục đích tín ngưỡng tôn thờ mộtthế lực siêu nhiên nào đó. 1.1.1.2. Nghi lễ: Nghi lễ là hoạt động quan trọng của con người liênquan đến hành vi tôn giáo thể hiện niềm tin đối với đấngsiêu nhiên, đấng thần linh đem lại cho con người sự thỏamãn về tinh thần được cộng đồng truyền từ thế hệ này sangthế hệ khác. 1.1.1.3. Nghi lễ chuyển đổi: Nghi lễ chuyển đổi là những nghi lễ đánh dấu sựchuyển đổi của cá nhân trong suốt vòng đời, từ tình trạngnày sang tình trạng khác, từ vai trò, địa vị này sang vai trò,địa vị khác, hợp nhất những kinh nghiệm của con người vàkinh nghiệm văn hóa với vòng đời. Nghi lễ chuyển đổithành ba giai đoạn chính: phân ly (trước ngưỡng), chuyểntiếp (trong ngưỡng) và hội nhập (sau ngưỡng). 1.1.1.4. Phong tục, tập quán: Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của conngười đã được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định -5-thành nền nếp, được cộng đồng thừa nhận và tự giác thựchiện, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạonên tính tương đối thống nhất của cộng đồng. Tập quán làphương thức ứng xử và hành động đã định hình quen thuộcvà đã thành nếp trong lối sống, trong lao động ở một cánhân, một cộng đồng. Tập quán gần gũi với thói quen ở chỗnó mang tính tĩnh tại, bền lâu, khó thay đổi. 1.1.2. Các lý thuyết tiếp cận luận văn 1.1.2.1. Tang ma: Là việc thực hiện những nghi lễ đối với người chết.Nghi thức lễ tang gồm các bước: tẩm liệm, cúng bái, cầusiêu, cầu an, di quan, hỏa táng... Sau hỏa táng tro cốt ngườichết được đưa về nhà thờ cúng hoặc để tại chùa. 1.1.2.2. Linh hồn: Linh hồn là khái niệm của tôn giáo dùng để chỉ lựclượng phi vật chất tồn tại vĩnh viễn, độc lập với thể xác vàở thế giới bên kia. 1.1.2.3. Thần linh: Thần linh là những nhân vật thần thoại trong truyềnthuyết chuyên làm những công việc có tính trợ giúp, cảnhững hành vi chống lại con người. Có ba loại quan hệ giữacon người với thần linh: cầu xin, cộng tác và đấu tranhchống lại. Trong văn hóa của người Kh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: