Danh mục

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Tục kính nhớ tổ tiên của người Việt Công giáo ở Trà Vinh

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 349.83 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn mô tả diễn trình hình thành cộng đồng Công giáo ở Trà Vinh; nhận diện diện mạo văn hóa, xác định nguồn gốc, vai trò và ý nghĩa của tục kính nhớ tổ tiên trong đời sống tinh thần của người Việt theo Công giáo ở Trà Vinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Tục kính nhớ tổ tiên của người Việt Công giáo ở Trà Vinh ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH  NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TỤC KÍNH NHỚ TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT CÔNG GIÁO Ở TRÀ VINH Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC Mã số: 60310640TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC Trà Vinh, tháng 12 năm 2015 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINHNgười hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHAN ANPhản biện 1: .............................................................................Phản biện 2: .............................................................................Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốtnghiệp thạc sĩ Văn hóa học họp tại Trường Đại học Trà Vinhvào ngày … tháng … năm 2015Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện trường Đại học Trà Vinh -1- PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Thờ cúng tổ tiên là một trong những tín ngưỡngtruyền thống của người Việt; loại hình tín ngưỡng này thểhiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồngcây” của dân tộc. Với người Việt tín ngưỡng thờ cúng tổtiên đã là “đạo” – Đạo hiếu – Đạo Ông bà. Cũng chính vìđó mà vai trò, ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiênchi phối rất lớn trong đời sống tâm linh của họ. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt đã cónhiều công trình khoa học nghiên cứu, khảo sát. Tuynhiên, loại hình tín ngưỡng này đối với bộ phận ngườiViệt theo Công giáo vẫn còn nhiều điều chưa tường minh.Hơn nữa, việc nghiên cứu ở một địa phương cụ thể vẫncòn bỏ ngõ. Tình hình trên đã đưa đến những nhận địnhthiếu toàn diện và đúng đắn về loại hình tín ngưỡng nàytrong cộng đồng người Việt theo Công giáo ở Việt Namnói chung và Trà Vinh nói riêng. Trà Vinh là một tỉnh thuộc Nam Bộ, so với các tỉnhở ĐBSCL, Trà Vinh có sự đặc thù trong yếu tố địa – vănhóa rất rõ. Đó là vùng đất có một vị trí địa lý đặc biệt1, cóthành phần dân tộc đa dạng và sở hữu một diện mạo vănhóa đặc sắc. Các thành tố văn hóa ít có sự biến động nênkhá cổ kín và nguyên thủy.1 Nằm giữa sông Tiền và sông Hâu – hình dáng giống như một cù lao củaĐBSCL. -2- Người Việt theo Công giáo ở Trà Vinh có quá trìnhdi cư song trùng với người Việt di cư đến vùng đất này.Hiện tại Trà Vinh có khoảng 65 ngàn tín đồ và 41 cơ sởthờ tự2, cộng đồng này đã có những đóng góp to lớn chodiện mạo văn hóa xã hội của tỉnh Trà Vinh, đặc biệt là ởcác giáo xứ. Nghiên cứu tục kính nhớ tổ tiên của cộngđồng Công giáo là điều cần thiết và có ý nghĩa sâu sắc. Chính vì những lý do trên, chúng tôi chọn “Tụckính nhớ tổ tiên của người Việt Công giáo ở Trà Vinh”làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nguyễn Hồng Dương (2013), Công giáo trong vănhóa Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin. Côngtrình đã đề cập khá cận kẽ, chi tiết về vấn đề thờ cúng tổtiên của người Công giáo. Đây là tập tài liệu quý để luậnvăn tiếp cận nội dung nghiên cứu và kế thừa các kết quảnghiên cứu này. Nguyễn Hồng Dương, Ngô Quốc Đông (2012),Công giáo Việt Nam trí thức cơ bản, Nhà xuất bản Từđiển Bách khoa. Hai tác giả đã có một cống hiến lớn khixác định các giai đoạn phát triển của Công giáo ở ViệtNam; đồng thời khái quát lên những đặc trưng trong cácgiai đoạn phát triển này. Vấn đề lịch sử Công giáo đượctrình bày cách rõ ràng và khúc chiết. Luận văn dựa trêncách xác định thời gian này để minh định thời gian du2 Sở Nội Vụ, Ban Tôn giáo tỉnh Trà Vinh Thống kê số liệu các tôn giáo trênđịa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2013. -3-nhập và phát triển Công giáo trên phạm vi nghiên cứucủa mình. Trần Đặng Sinh (2002), Những khía cạnh triết họctrong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở Đồngbằng Bắc Bộ hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.Tuy tác giả đứng trên lập trường triết học để nghiên cứunhưng công trình này giúp ích rất nhiều cho luận văntrong việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu và đặc biệt làmột tài liệu quý để tác giả đối sánh việc thờ cúng tổ tiêncủa người Công giáo ở hai miền đất nước. Nguyễn Đức Lộc (2013), Cấu hình xã hội Cộngđồng công giáo Bắc di cư tại Nam Bộ từ kích thướccộng đồng đến kích thước cá nhân, Nhà xuất bản Đạihọc quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Tác giả công trình đãnói rất chi tiết và cụ thể về cấu hình xã hội của ngườiCông giáo Bắc di cư, từ tổ chức đời sống cá nhân đến tổchức đời sống cộng đồng. Luận văn kế thừa các khung líthuyết của công trình này ở chương một và dựa vào cấuhình từ công trình này để nghiên cứu đối tượng theo lýthuyết hệ thống. Trần Hữu Hợp (2012), Cộng đồng người ViệtCông giáo Đồng bằng sông Cửu Long lịch sử hình thànhvà quá trình hội nhập văn hóa, Nhà xuất bản Tôn giáo.Quyển sách là sự mở rộng, phát triển từ Luận văn của tácgiả với phạm vi nghiên cứu là giáo xứ Cái Sắn. Bố cục 3chương, tác giả đã làm sáng tỏ các nội dung: cảnh quanvùng ĐBSCL, quá trình hình thành và phát triển cộng đồngCông giáo ở ĐBSCL, vấn đề bảo lưu và hội nhập của -4-người Việt Công giáo vùng ĐBSCL. Luận văn kế thừanhững kết quả nghiên cứu của công trình để dẫn dắt vàtriển khai các nội dung nghiên cứu của mình. Karl Rahner, Nguyễn Luật Khoa dịch (2010),Nhân học Kitô, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa. Côngtrình là một bách khoa thư về các vấn đề triết học và giáolý của Kitô giáo. Tác giả luận văn tiếp cận công trình nàyđể lần tìm những luận điểm có liên quan về tục kính nhớtổ tiên nhằm làm cơ sở cho những quan điểm của mình. Trên đây là các công trình mà tác giả luận văn sửdụng để tiếp cận với nội dung nghiên cứu của mình.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Mô tả diễn trình hình thành cộng đồng Công giáoở Trà ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: