Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Xây dựng mô hình Tòa án khu vực trong tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 308.86 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Xây dựng mô hình Tòa án khu vực trong tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay với mục tiêu làm rõ bối cảnh, quan điểm và nội dung cải cách tư pháp; hiểu rõ thực trạng hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy, cán bộ của Tòa án nhân dân trong thời gian qua;... Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Xây dựng mô hình Tòa án khu vực trong tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay Xây dựng mô hình Tòa án khu vực trong tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay Hà Tiến Dũng Khoa Luật Luận văn ThS Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số 60 38 01 01 Người hướng dẫn: TS. Đặng Minh Tuấn Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Cải cách tư pháp; Tòa án; Pháp luật Việt Nam. Content PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cải cách Tòa án nhân dân là một trong những nội dung quan trọng của cải cách bộ máy nhà nước nói chung và cải cách tư pháp nói riêng nhằm mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong những năm qua, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Đảng ta đã có một số Nghị quyết, Chỉ thị về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước và Pháp luật, trong đó có nhấn mạnh đến nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân như Nghị quyết Trung ương 8 (Khóa VII); Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa VIII), Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa VIII); Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX; Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” [1]. Nghị quyết số 49-NQ/TW Bộ Chính trị ngày 02/06/2005 ban hành về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định mục tiêu xây dựng một nền tư pháp trong sạch, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong đó, Bộ Chính trị chỉ rõ phải: Tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: Tòa án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; Tòa án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; Tòa thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm…. [2, mục 2.2] Trên cơ sở chỉ đạo của Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, ngày 28/7/2010 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Kết luận số 79- KL/TW về Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra [3]. Kế thừa Kết luận số 79-KL/TW, ngày 12 tháng 3 năm 2014 Bộ chính trị đã có Kết luận số 92-KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49 về cải cách tư pháp đến năm 2020, theo đó, Ban chấp hành Trung ương khẳng định: Tiếp tục thực hiện chủ trương tổ chức tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân theo cấp xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính. Tòa án nhân dân được tổ chức 4 cấp như Kết luận số 79-KL/TW, ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị. Đối với tòa án nhân dân cấp sơ thẩm và Tòa án nhân dân tương ứng, cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng 2 phương án (Phương án 1, tổ chức theo khu vực như Kết luận số 70-KL/TW; phương án 2, tổ chức tòa án nhân dân sơ thẩm đặt tại các đơn vị hành chính cấp huyện), báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị trước khi trình Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi). [4, mục 2.3] Trong đó, việc thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực là nội dung quan trọng nhất trong phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án vì đây là cấp trực tiếp giải quyết số lượng chủ yếu các vụ việc theo thủ tục tư pháp và đây cũng là vấn đề phức tạp, có tác động rất lớn đến hiệu quả của cải cách tư pháp trong thời gian tới. Những tư tưởng mới quan trọng nêu trên của nhà nước pháp quyền cùng với quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quyền con người là cơ sở quan trọng cho việc quy định cụ thể trong các chương khác nhau về tổ chức bộ máy nhà nước nói chung, trong quy định về Tòa án nhân dân nói riêng. Bằng việc quy định “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” [5, khoản 1 Điều 102], Hiến pháp (sửa đổi) xác định rõ ràng, cụ thể vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân trong bộ máy cơ quan nhà nước. Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp, thực hiện chức năng xét xử; Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất có quyền ra phán quyết về các vi phạm pháp luật, các tranh chấp theo quy định của pháp luật và về các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Xử lý các vi phạm pháp luật bằng chế tài nhà nước, giải quyết các tranh chấp bằng quyền lực nhà nước đều thuộc thẩm quyền của Tòa án. Vì vậy, quy định của Hiến pháp (sửa đổi) là cơ sở hiến định cho việc mở rộng thẩm quyền của Tòa án trong xét xử các loại án, thể hiện xu thế tất yếu của nhà nước pháp quyền. Hiến pháp (sửa đổi) khẳng định vị trí trung tâm của Tòa án trong hệ thống tư pháp, vị trí trọng tâm của hoạt động xét xử trong các hoạt động tư pháp. Thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực thực sự là một chủ trương lớn của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi phải được quan tâm, tập trung chỉ đạo, lãnh đạo kịp thời. Vấn đề cấp thiết đặt ra là tổ chức Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực phải đáp ứng mục tiêu chung của việc đổi mới các cơ quan tư pháp, đó là đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, đề cao tính độc lập, khách quan, tuân thủ pháp luật của từng cơ quan và các chức danh tư pháp trong quá trình tiến hành tố tụng; góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; đồng thời phải đảm bảo nguyên tắc tập trung, thống nhất lãn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: